Da đầu bị tổn thương là tình trạng thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tình trạng này thường gặp phải khi da đầu bị kích thích quá mức gây cảm giác khó chịu, viêm da, nhiễm trùng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc cải thiện tình trạng da đầu bị tổn thương nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến da đầu bị tổn thương?
Có nhiều nguyên nhân khiến da đầu bị tổn thương. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu cần kể tới như: vệ sinh da đầu, tính chất da, tuyến mồ hôi… Cụ thể:
Nấm da đầu:
Nấm da đầu là một trong những nguyên nhân không chỉ khiến da đầu bị tổn thương, tóc yếu đi mà nó còn gây ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Triệu chứng của nấm da đầu khá dễ nhận biết, ban đầu chỉ vài nốt sần, nhỏ rảu rác trên da đầu. Về sau, nếu không được điều trị, những mảng đó bong tróc ra tạo thành những mảng hói nhỏ trên đầu.
Tóc hột nấm:
Tóc hột nấm là bệnh do Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli gây ra. Người bệnh xuất hiện những hạt nhỏ bám dưới chân tóc, gây khó chịu nhất là vào những ngày hanh khô, nếu bệnh nặng có thể gây rụng tóc nhiều, dẫn đến hói.
Viêm da tiết bã:
Viêm da tiết bã khiến người bệnh luôn có cảm giác tóc bết, nhờn dính rất khó chịu. Dấu hiệu của bệnh là xuất hiện các mảng da chết, da đầu bị đỏ lên, da nhiều dầu.
Viêm nang lông:
Viêm nang lông là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng của các nang tóc. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thường là vi khuẩn tụ cầu. Viêm nang lông khiến da đầu xuất hiện các mụn nhỏ, có mủ ở chân tóc. Điều trị bệnh chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Bệnh vảy nến:
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện tại bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt, chúng dễ xuất hiện ở da đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tạo ra nhiều tế bào mới, làm dư thừa tế bào trên da đầu. Các tế bào này đóng thành mảng dày, gây ngứa ngáy.
Tổn thương da đầu gây ảnh hưởng không?
Đa số tổn thương da đầu bắt nguồn từ một số bệnh về da đầu. Các bệnh thường khá lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể và không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, tổn thương da đầu gây ra những khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, gây ra những mảng đốn, vết xước, loét trên da đầu, làm tóc yếu đi, mất thẩm lý và tâm lý, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cách chăm sóc hạn chế tổn thương da đầu
Tổn thương da đầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: thói quen xấu, vệ sinh kém, môi trường sống không đảm bảo, lây nhiễm nấm, vi khuẩn… Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp chăm sóc hạn chế da đầu tổn thương và phòng ngừa các bệnh về da đầu như sau:
Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe toàn thân và cả da đầu. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nếu cơ thể thiếu hụt một trong các nhóm dưỡng chất như sắt, vitamin… có thể gây rụng tóc, tóc xơ rối, mắc các bênh về tóc và da đầu gây tổn thương da đầu.
Đặc biệt, mọi người nên chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường kháng thể, phòng ngừa bệnh tật.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, giúp quá trình phục hồi của da đầu diễn ra nhanh hơn. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ khiến da đầu khô nứt ngứa ngáy dai dẳng và liên tục. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày cần bổ sung 2-3 lít nước (tùy theo cân nặng và hoạt động của mỗi người). Sử dụng thêm các loại nước trái cây giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Hạn chế dùng quá nhiều hóa chất lên da đầu
Thói quen dùng dầu gội tẩy gàu, gel vuốt tóc, thuốc nhuộm sẽ gây tổn thương da đầu. Những người mắc các bệnh về tóc và da đầu nên hạn chế sử dụng hóa chất, dầu gội có nhiều bọt, chất tạo mùi. Vì vậy nên sử dụng các loại dầu gội có tính chất dịu nhẹ tốt cho da đầu.
Tránh những tác nhân gây hại
Ngoài bổ sung ăn uống, thay đổi thói quen dùng sản phẩm làm đẹp để giúp da đầu khỏe mạnh, thì cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như: lược chải tóc, mũ đội đầu, nên vệ sinh chăn gối thường xuyên để diệt nấm và vi khuẩn. Khi có triệu chứng tổn thương da đầu, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Làm gì khi bị tổn thương da đầu
Có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng tổn thương da đầu. Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng nặng hay nhẹ bạn có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể chọn lựa:
Điều trị thuốc Tây
Căn cứ vào nguyên nhân tổn thương da đầu, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp, có thể kết hợp thuốc thoa bên ngoài và thuốc uống. Với một số trường hợp bệnh nấm da đầu nhẹ, thông thường sẽ sử dụng các loại thuốc bôi như: Clotrimazol, Ketoconazol, Miconazol, Fluconazole, Naftifine…Nếu nặng hơn thì có thể kết hợp với uống. Trường hợp bệnh nặng nếu nấm da đầu xuất hiện bội nhiễm, cần bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ kết hợp với kháng sinh toàn thân nếu cần thiết.
Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, buồn nôn vì vậy, người bệnh cần sử dụng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về uống hoặc bôi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Dùng vỏ bưởi:
Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có chứa: pectin, naringin (một loại glucozid), và nhiều vitamin A và C… giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc, làm sạch vi khuẩn, chất bã nhờn trên da đầu, chống viêm hiệu quả. Từ đó loại bỏ gàu, nhờn bết, nấm trên da đầu, phòng ngừa và cải thiện bệnh.
Cách dùng vỏ bưởi như sau:
- Dùng vỏ bưởi tươi hoặc khô rửa sạch, đun cùng nước đến khi sôi khoảng 10 phút.
- Chắt lấy nước để nguội và gội ssauaf bình thường.
- Trong lúc gội nhớ massage da đầu.
- Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ tuần.
Sử dụng bồ kết:
Bồ kết là nguyên liệu quen thuộc giúp chăm sóc tóc và da đầu của chị em phụ nữ. Trong quả bồ kết có chứa hoạt chất saponin giúp kháng khuẩn, kháng viêm, diệt tận gốc các vi khuẩn gây nấm, ngăn ngừa quá trình hình thành nấm trên da đầu. Vì vậy, dùng quả bồ kết để gội đầu không chỉ làm làm sạch da đầu, loại bỏ gàu, làm mượt tóc mà còn giúp trị nấm, các loại bệnh về da đầu và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Nướng thơm 4- 5 quả bồ kết, cho vào nồi nước đun sôi.
- Chắt lấy nước pha cùng nước lạnh để gội đầu bình thường.
- Có thể kết hợp bồ kết cùng vỏ bưởi, chanh sả, hương nhu… giúp tóc thêm bóng mượt, sạch gàu, chống oxy hoá, nhiễm khuẩn, kích thích tóc mọc nhanh hơn.
- Nên duy trì gội đầu bồ kết đều đặn để đạt được hiệu quả.
Sử dụng muối biển:
Theo nghiên cứu, trong muối biển có tính kháng khuẩn cao nên có thể làm sạch da đầu, vi khuẩn, hay nấm mốc bám trên da đầu. Đây được xem là biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng tổn thương da đầu.
Cách dùng muối biển như sau:
- Dùng 3 thìa cà phê muối hoà tan trong 2 lít nước, rồi dùng dung dịch muối loãng để gội đầu.
- Khi gội nên massage nhẹ nhàng da đầu để làm sạch da đầu.
- Xả tóc lại với nước thường và làm khô tóc như bình thường.
- Có thể sử dụng chai nước muối sinh Nacl 0.9% để gội đầu.
- Duy trì thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần.
Dùng dầu gội nguyên xuân
Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân là sản phẩm chăm sóc tóc được lấy cảm hứng từ nồi nước gội đầu truyền thống với nhiều loại thảo dược quý nên rất an toàn, lành tính, không gây tổn thương cho da đầu. Đặc biệt, trong dầu gội có chứa nhiều thành phần có tác dụng kiềm chế việc tăng chất dầu của tuyến bã nhờn hiệu quả. Chính vì vậy, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân đang là lựa chọn hàng đầu của những người bị tổn thương da đầu, mắc các bệnh về da đầu như nấm ngứa khó chịu.
Một trong những điểm nhấn của dầu gội dược liệu Nguyên Xuân chính là thành phần của 13 loại dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong như: bồ kết, bạch quả, cỏ mần trầu, hoắc hương, hà thủ ô đỏ, cỏ ngũ sắc, núc nác, dâu tằm, tinh dầu sả chanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu hương nhu, dầu oliu và vitamin E.
Công dụng:
- Bồ kết: hoạt chất saponin có trong quả bồ kết có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, nấm, cân bằng lại độ PH cho da đầu, giúp ức chế nấm và vi khuẩn phát triển hoặc tổn thương, tái nhiễm trên da đầu.
- Bạch quả, Hà thủ ô: tăng tuần hoàn máu vùng dưới da đầu, giúp chân tóc chặt hơn, hạn chế tóc rụng do nấm da đầu gây lên.
- Cỏ ngũ sắc, cỏ mần trầu, núc nác, tinh dầu hoắc hương: làm sạch tóc và da đầu, kiềm dầu và giảm gàu hiệu quả.
- Tinh vỏ bưởi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu hương nhu: giúp mở các nang tóc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong dầu gội được tốt nhất và kích thích tóc mọc nhanh chóng.
- Dâu tằm, dầu oliu và vitamin E: cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc phát triển, giúp tóc chắc khỏe và suôn mượt hơn.
Tất cả các dược liệu trên đều được trải qua quá trình chọn lọc kỹ càng, chiết xuất rồi lại tinh chế nhiều lần nhằm loại bỏ tạp chất và chỉ giữ lại những gì tinh túy nhất có trong chai dầu gội đầu.
Tổn thương da đầu do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vệ sinh kém, nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm hoặc chăm sóc tóc không đúng cách. Dù do bất cứ nguyên nhân nào thì bạn có thể tahm khảo một số cách chăm sóc và điều trị trên. Tổn thương da đầu có thể được điều trị dễ dàng nhưng cũng rất dễ tái nhiễm bất cứ lúc nào. Vì vậy, các bạn đừng quên chăm sóc tóc và da đầu hằng ngày. Điều quan trọng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi thử một phương pháp điều trị nào nhé!