Tóc dầu, nhờn, bết dính không những gây khó chịu mà còn khiến bạn mất tự tin vào bản thân. Để giải quyết tình trạng này, nhiều người đã chọn phương án gội đầu liên tục làm cho tóc trở nên bồng bềnh hơn. Tuy nhiên, việc làm này vô tình khiến cho tình trạng tóc dầu trở nên nặng hơn. Vậy da đầu dầu nên gội đầu mấy lần/ tuần? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mục lục
Da đầu dầu là gì?
Da đầu dầu là tình trạng các tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động quá ngưỡng gây hiện tượng thừa dầu. Khi lượng dầu dư quá nhiều sẽ khiến da đầu thường xuyên bết dính, bóng, nhờn như thể bạn đang bôi một lớp mỡ trên đầu. Da đầu dầu rất dễ bám bẩn, sinh nhiều gàu và ít khi được nhìn thấy tóc tơi, bồng bềnh.
Mặc dù việc sản xuất từ các tuyến bã nhờn sẽ giúp giữ ẩm cho da đầu, tóc và cân bằng độ PH khiến da đầu luôn được bảo vệ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, tóc dầu quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, việc tiết dầu nhiều còn gây bít tắc chân tóc, gây viêm da đầu và rụng tóc bất thường. Mức độ tiết dầu khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào từng loại tóc, thói quen và lối sống của người đó.
Một số nguyên nhân khiến da đầu dễ bị dầu, nhờn
Da đầu dầu, nhờn, bết dính luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Để giải quyết tình trạng này, trước hết cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra, từ đó bạn có thể thay đổi để có một mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Do di truyền
Một trong những nguyên nhân chính khiến da đầu dầu, nhờn là do di truyền. Theo các chuyên gia, mức độ tiết bã nhờn và độ dày của tóc phụ thuộc một phần vào gen. Do đó, những người có bố, mẹ gặp tình trạng da đầu dầu thì cũng có nguy cơ tóc nhờn, bóng, dầu là rất cao.
Gội đầu quá nhiều
Một nguyên nhân khiến bạn không thể ngờ tới là do thói quen gội đầu quá nhiều. Khi da đầu tiết nhiều dầu nhờn sẽ rất dễ bám bụi, bẩn gây gàu, ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, việc tóc luôn phủ một lớp “mỡ bóng” khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân. Do đó, để giải quyết tình trạng này, nhiều bạn đã chọn cách gội đầu liên tục.
Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến cho da đầu “thừa thãi” dầu nhờn. Bởi khi gội đầu liên tục, sẽ khiến tóc mất đi lượng dầu cần thiết. Để bù lại, các tuyến bã nhờn tiếp tục sản xuất thêm để bù lại lượng đã mất. Điều này khiến cho mái tóc của bạn luôn trong tình trạng bết dính hơn mức bình thường.
>>>Có thể bạn cũng quan tâm: Bị gàu có nên gội đầu thường xuyên? Tần suất gội như thế nào để giảm gàu hiệu quả?
Thói quen gội đầu bằng nước nóng
Rất nhiều người có thói quen gội đầu bằng nước nóng ngay cả thời tiết vào hè. Nước nóng giúp loại bỏ bụi bẩn rất tốt. Tuy nhiên, thói quen này cũng là nguyên nhân khiến da đầu sản sinh ra nhiều dầu và gây gàu. Vì thế, nếu thời tiết không quá lạnh bạn không nên gội đầu nhiều bằng nước nóng. Chỉ nên dùng nước hơi âm ấm để gội đầu, đồng thời xả lại bằng nước lạnh để giúp lưu giữ độ ẩm tự nhiên cho tóc.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không thích hợp
Việc dùng dầu gội, dầu xả, kem ủ hay các sản phẩm chăm sóc tóc khác không phù hợp sẽ khiến da đầu bị kích thích tiết nhờn mạnh mẽ. Do đó, trước khi sử dụng sản phẩm bạn nên đọc kỹ về công dụng và tham khảo nhân viên tư vấn để chọn loại dầu gội thích hợp nhất.
Với những người thuộc tuýp da dầu, không nên sử dụng các sản phẩm cấp ẩm. Bởi điều này sẽ khiến da đầu trở nên ẩm và nhờn hơn.
Mất cân bằng nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng da dầu là do mất cân bằng nội tiết tố. Vào các thời kỳ như: dậy thì, mang thai, mãn dục nam, tiền mãn kinh,…hàm lượng hormone nội tiết sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Điều này tác động đến sự sản xuất của các tuyến bã nhờn làm tăng tiết dầu.
Da đầu dầu nên gội đầu mấy lần?
Như đã trình bày ở trên, việc gội đầu quá nhiều lần là nguyên nhân gây ra tình trạng da dầu, bết dính. Tuy nhiên, nhiều người vì muốn da đầu sạch sẽ, thoải mái đã luôn gội đầu mỗi ngày. Việc làm này chỉ đúng với những người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn như: thợ đá, thợ hồ, công nhân xây dựng…Nhóm người này tóc luôn dính đầy bụi bẩn nên cần được vệ sinh mỗi ngày để được sạch sẽ, thoải mái. Vậy với những người khác, da đầu dầu nên gội đầu mấy lần/ tuần?
Theo các chuyên gia, người có sức khỏe tốt, không thuộc nhóm thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn nên gội đầu 3 ngày một lần. Còn nếu bạn thuộc tuýp da đầu nhiều dầu thì nên gội đầu sau 2 ngày, tuần gội tối đa không quá 4 lần. Đây là những khoảng cách tốt giúp bạn vừa giữ cho mái tóc sạch sẽ mà không làm thay đổi hoạt động của các tuyến nội tiết.
Tần suất gội đầu phông phụ thuộc vào giới tính, mà phụ thuộc vào điều kiện làm việc và kết cấu tóc, da đầu của mỗi người. Với những người da đầu dầu thì tần suất sẽ nhiều hơn những người bình thường. Bạn nên tham khảo “lịch” trên để tóc và da đầu của mình luôn được chăm sóc đúng cách nhé!
Cách gội đầu giúp hạn chế tình trạng bóng dầu
Với những người có da đầu dầu do di truyền thì rất khó để thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm giảm lượng dầu bết dính trên tóc nhờ vào việc gội đầu đúng cách:
Thay đổi tần suất gội đầu
Ở trên, chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Da đầu dầu nên gội đầu mấy lần/ tuần”. Nếu những người đang gội đầu thấp hơn mức 2 ngày/ lần thì hãy tập thay đổi. Dù da đầu bạn thuộc tuýp dầu đi nữa cũng không nên gội liên tục, bởi nó sẽ khiến cho tình trạng này trở nên nặng hơn.
Gội đầu đúng cách
Dầu gội sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, gầu ngứa bám trên tóc đem lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Đồng thời nó cũng giúp lấy đi lượng dầu thừa khiến tóc không còn bị bết dính sau một thời gian. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn biết sử dụng đúng cách. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Làm ướt tóc, lấy một lượng nhỏ vừa đủ áp lên phần thân tóc, ngọn tóc để tạo bọt. Thoa đều dầu gội, không nên áp trực tiếp dầu gội lên da đầu.
- Hạn chế sử dụng móng tay để chà xát, gãi da đầu. Bởi điều này có thể sẽ gây tổn thương da, phá bỏ hàng rào bảo vệ da đầu, gây mất cân bằng độ ẩm.
- Gội đầu một cách nhẹ nhàng, sau đó xả lại bằng nước sạch. Dùng khăn bông thấm hết nước và để tóc khô tự nhiên sẽ tốt hơn là dùng máy sấy.
Sử dụng dầu xả đúng cách
Nếu bạn có tình trạng da đầu dầu thì không nên dùng dầu xả quá nhiều. Chỉ nên sử dụng lượng xả phù hợp và xả thật sạch sau mỗi lần gội. Tránh để dầu xả tích tụ trên tóc, nó sẽ da đầu bạn luôn bết dính và nặng đầu hơn. Với tùy từng tình trạng da đầu sẽ có tần suất sử dụng dầu xả khác nhau. Khi sử dụng không nên áp trực tiếp dầu lên da đầu, chỉ sử dụng cho phần thân và chân tóc.
Sử dụng các dược liệu tự nhiên để gội đầu, giảm nhờn cho tóc
Bên cạnh việc sử dụng các loại dầu gội nhân tạo, bạn có thể tìm hiểu về các sản phẩm dầu gội thảo dược thích hợp với da dầu. Ngoài ra, các loại dược liệu tự nhiên dưới đây cũng giúp bạn cải thiện tình trạng da đầu dầu nhờn:
- Trà xanh: Đây là một trong những nguyên liệu thường dùng để làm đẹp, trong đó có cả chăm sóc tóc. Sử dụng trà xanh giúp điều chỉnh lượng dầu trên da rất tốt, đem đến cho bạn cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Nước cốt chanh: Trong chanh có chứa hàm lượng axit citric giúp cân bằng độ PH giữ cho da đầu không bị nhờn, nhiều dầu. Nha đam
- Nha đam: Nha đam không những làm giảm dầu nhờn mà còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Do đó, sử dụng nha đam để gội đầu giúp bạn có mái tóc chắc khỏe tự nhiên, không bết dính.
Vậy là, qua bài viết này bạn đã biết ” Da đầu dầu nên gội đầu mấy lần/ tuần” rồi phải không? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ da đầu, nhất là với những ai đang gặp vấn đề da đầu dầu. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!