Khi bước vào tuổi dậy, bên cạnh các vấn đề như mụn trứng cá, kinh nguyệt,… thì rụng tóc cũng là một vấn đề mà nhiều bạn nữ quan tâm. Để hiểu rõ được nguyên nhân tại sao rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì và các biện pháp khắc phục, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
- 1. Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
- 2.1. Do thay đổi nội tiết tố
- 2.2. Do thiếu chất dinh dưỡng
- 2.3. Do tác dụng phụ của một số thuốc
- 2.4. Ảnh hưởng của việc tạo kiểu tóc
- 2.5. Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
- 2.6. Do bệnh lý
- 2.7. Do di truyền
- 2.8. Do chế độ sinh hoạt không điều độ
- 2.9. Do buộc tóc quá chặt
- 2.10. Do sấy tóc ở nhiệt độ cao
- 3. Tác hại của việc dụng tóc tuổi dậy thì
- 4. Cách khắc phục rụng tóc tuổi dậy thì
1. Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
Rụng tóc tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở những bạn teen trong độ tuổi từ 11 – 17 tuổi, với lượng tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày. Bình thường tóc chúng ta chỉ rụng đi khi già yếu hoặc tổn thương và mỗi ngày chỉ rụng từ 30 – 60 sợi. Sau đó, sẽ được thay thế bằng tóc mới để duy trì độ dày của mái tóc.
Tham khảo thêm: Top 7 loại dầu gội kích thích mọc tóc được ưa chuộng hiện nay.
2. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì. Dưới đây Dưỡng tóc sẽ chỉ ra những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này.
2.1. Do thay đổi nội tiết tố
Khi bước vào tuổi dậy thì, hormone Dihydrotestosterone (DHT) sẽ tăng lên một cách đột biến ở cả nam và nữ. Nguyên nhân khiến cho hormone này tăng là do mất cân bằng nồng độ hormone testosterone. Dưới sự trợ giúp của một loại enzyme nằm trong tuyến dầu của tóc, testosterone sẽ chuyển hóa thành DHT. Sau đó, DHT sẽ gây thu nhỏ các nang tóc, khiến tóc bị rụng nhiều hơn.
2.2. Do thiếu chất dinh dưỡng
Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, mái tóc cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tóc phát triển và khỏe mạnh. Các bạn trẻ thường có sở thích ăn vặt, ăn nhiều đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo. Chính những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh này là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt khoáng chất và các loại vitamin gây lên hiện tượng tóc rụng.
2.3. Do tác dụng phụ của một số thuốc
Một số loại thuốc có thể gây lên hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì và người lớn, đặc biệt là những thuốc làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Điển hình là thuốc tránh thai dùng cho các bạn nữ tuổi teen để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc thuốc kiểm soát mụn trứng cá.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng có thể gây rụng tóc nhiều như: thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, vitamin A liều cao.
2.4. Ảnh hưởng của việc tạo kiểu tóc
Xu hướng làm đẹp thay đổi từng ngày, để bắt kịp những phong cách mới nhất, các bạn tuổi teen không ngần ngại sử dụng các phương pháp tạo kiểu như: tẩy tóc để nhuộm màu nổi, duỗi, uốn, ép. Việc tác động hóa chất và nhiệt khiến cho tóc bị khô, xơ, chẻ ngọn và rụng nhiều.
2.5. Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Sử dụng các loại dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng kém chất lượng, có thành phần không phù hợp với da đầu hoặc tóc cũng có thể khiến rụng tóc nhiều ở giai đoạn tuổi dậy thì. Khi tiếp xúc với da đầu, tóc chúng sẽ gây kích ứng, làm yếu các nang tóc. Lâu dần, nếu không có biện pháp cải thiện sẽ dẫn đến tóc rụng nhiều thất thường.
2.6. Do bệnh lý
Rụng tóc nhiều là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý như: bệnh vảy nến da đầu, bệnh á sừng, nấm tóc, viêm da tiết bã,…Ngoài ra, lứa tuổi dậy thì cũng có thể phải đối diện với nguy cơ bị rụng tóc nếu mắc các bệnh liên quan đến nội tiết như bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về tuyến giáp, bệnh lupus. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đi khám để có liệu pháp điều trị phù hợp.
2.7. Do di truyền
Rụng tóc do di truyền cũng có thể dẫn tới các bạn tuổi teen bị rụng tóc nhiều ở lứa tuổi dậy thì. Cụ thể, nếu trong gia đình có người bị rụng tóc nhiều, hói đầu thì các bạn cũng có nguy cơ bị rụng tóc rất cao. Thậm chí có những trường hợp còn bị rụng tóc từ khi còn nhỏ với nhiều mức độ khác nhau.
2.8. Do chế độ sinh hoạt không điều độ
Các bạn trẻ thường có thói quen sống thoải mái như thức khuya để học bài, sợ béo nên áp dụng chế độ giảm cân,… Bên cạnh đó, còn phải thường xuyên chịu áp lực trong việc học hành, thi cử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mái tóc. Lâu ngày sẽ khiến cho tóc rụng nhiều hơn.
2.9. Do buộc tóc quá chặt
Nhiều bạn gái có thói quen muốn cho mái tóc gọn gàng cả ngày vì vậy đã cột tóc quá chặt dẫn cho tóc yếu đi, da đầu bị tổn thương, tóc rụng nhiều hơn.
2.10. Do sấy tóc ở nhiệt độ cao
Nhiều bạn có thói quen gội đầu xong dùng máy sấy nhiệt độ cao đến khi tóc khô hẳn mới thôi. Đấy là thói quen xấu khiến cho da đầu bị khô, mất độ ẩm đột ngột dẫn đến tóc bị gãy rụng nhiều.
Xem chi tiết: Nguyên nhân gây rụng tóc và cách trị
3. Tác hại của việc dụng tóc tuổi dậy thì
Hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì không chỉ là dấu hiệu sinh lý ngoài da mà nó còn cho thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lứa tuổi mới lớn như:
Ảnh hưởng đến tâm lý: rụng tóc nhiều khiến cho các bạn có cảm giác lo lắng. Một số bạn có thể còn mất tự tin vì mái tóc thưa mà sống khép kín, thu mình lại và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Gây hói đầu: nếu trong giai đoạn dậy thì, tóc bị rụng nhiều và kéo dài có thể dẫn đến bị hói đầu. Nhẹ thì có thể chỉ bị một mảng nhỏ trên đầu nhưng có trường hợp nặng bị rụng tóc trên diện rộng. Đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn.
4. Cách khắc phục rụng tóc tuổi dậy thì
4.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là cách khắc phục và ngăn ngừa rụng tóc ở tuổi dậy thì vô cùng hiệu quả. Các bạn nên bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết để cho tóc khỏe mạnh, ngăn ngừa tóc rụng, kích thích tóc mọc nhanh.
Một số nhóm chất bạn cần bổ sung như:
Thực phẩm giàu đạm: protein chính là thành phần chính để cấu tạo nên tóc của chúng ta. Do đó, để sở hữu một mái tóc đẹp, chắc khỏe, bạn nên ăn thường xuyên các thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao như: thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, các sản phẩm từ sữa, phô mai,…
Thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao: khi lượng sắt trong cơ thể chúng ta ít sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu máu. Điều này khiến cho tóc dễ bị gãy rụng. Để cải thiện lượng tóc rụng mỗi ngày, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau: thịt bò, sò huyết, các loại rau xanh đậm, các loại đậu, trứng,…
Vitamin C, E: các loại vitamin có tác dụng bảo vệ tóc khỏi những tác nhân gây hại ngoài môi trường như: Tia UV, bụi bẩn, gió,…. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cung cấp độ ẩm cho mái tóc mềm mượt, không bị khô rối. Bạn có thể bổ sung vitamin C, E từ những loại rau xanh, các loại quả như: cam quýt, bưởi, nho, chery, dâu tây,…
Bên cạnh đó, các bạn nên uống nhiều nước để tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, các nước giải khát có chứa hàm lượng đường cao sẽ không tốt cho sức khỏe của mái tóc.
4.2. Tránh tạo kiểu và thay đổi kiểu tóc thường xuyên
Một mái tóc đẹp tự nhiên luôn có được sự thu hút riêng và nó phù hợp với các bạn tuổi teen hơn. Do đó, các bạn không nên thường xuyên thay đổi kiểu tóc để tránh tóc bị khô, xơ, chẻ ngọn và tóc rụng nhiều.
Đọc thêm: Tóc uốn xoăn bị hư tổn nên dùng loại dầu xả nào?
4.3. Chăm sóc tóc và da đầu đúng cách
Để cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều tuổi dậy thì bạn cần có chế độ chăm sóc tóc cẩn thận hơn như:
- Lựa chọn dầu gội, dầu xả phù hợp với tính chất tóc và da dầu.
- Bạn nên gội đầu với nước mát vì gội đầu với nước quá lạnh sẽ không loại bỏ được bụi bẩn và bã nhờn bám trên tóc. Còn gội với nước quá nóng sẽ khiến cho tóc bị khô. Ngoài ra, trong lúc gội đầu bạn không nên dùng lược để chải vì lúc này chân tóc đang yếu sẽ khiến tóc bị rụng nhiều hơn.
- Gội đầu xong nên dùng khăn mềm thấm khô nước và để tóc khô tự nhiên. Hạn chế dùng máy sấy để làm khô tóc.
- Trước khi đi ngủ phải đảm bảo tóc đã được khô hoàn toàn. Việc đi ngủ với mái tóc ướt rất dễ dẫn đến bị nấm da đầu khiến tóc bị rụng nhiều hơn.
4.4. Hạn chế căng thẳng, stress
Nếu bạn bị rụng tóc do tâm lý thì lúc này hãy cố gắng giữ cho đầu óc được thanh thản, thoải mái để không tiếp tục làm cho lượng tóc bị rụng nhiều hơn. Có rất nhiều cách để kiểm soát, hạn chế căng thẳng, stress mà các bạn mới lớn có thể áp dụng như: nghe nhạc, tham gia các hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc,….
4.5. Thận trọng khi dùng thuốc
Nếu thuốc kê theo đơn dẫn đến hiện tượng rụng tóc thì lúc này bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ và có thể thay đổi sang loại thuốc mới nếu bác sĩ cho phép. Hầu hết các trường hợp, tóc rụng sẽ từ từ khỏi khi chúng ta ngừng uống thuốc.
4.6. Dùng thuốc trị rụng tóc tuổi dậy thì
Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ. Tại đây bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc để cải thiện tình trạng rụng tóc cho bạn.
Rụng tóc tuổi dậy thì là một hiện tượng phổ biến và nó không bỏ qua một ai. Vì thế, hãy tham khảo những thông tin hữu ích mà Dưỡng tóc chia sẻ để có biện pháp khắc phục rụng tóc cho bản thân mình hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
Mách bạn: Để có mái tóc đẹp và chắc khỏe – thực hiện ngay 13 mẹo này.