Với tốc độ phát triển không ngừng của các mặt kinh tế, xã hội. Trên vai mỗi người hiện đại đang ngày càng chồng lên không biết bao nhêu là “gánh lo”. Một trong số những mối lo đó, không thể không kể đến nỗi lo về tình trạng tóc bạc sớm. Tình trạng này không chỉ khiến cho chúng ta mất đi sự tự tin mà còn mang thêm tâm lý sợ hãi liệu rằng mình có đang mắc phải căn bệnh nào khác không? Rất nhiều người có câu hỏi “Tóc bạc sớm có chữa được không?” nhưng lại chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết hôm nay sẽ giúp trả lời câu hỏi trên cho quý bạn đọc nhé!
Mục lục
Tổng quan về tình trạng bệnh lý bạc tóc sớm
Bình thường vào khoảng trên 40 tuổi, tóc sẽ bắt đầu bạc đi. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người có sức khỏe tốt, đang ở độ tuổi thanh xuân mà mái đầu đã lấm tấm điểm hoa râm (xuất hiện nhiều tóc bị bạc), y học gọi đó là chứng tóc bạc sớm.
Chứng bạc tóc sớm (hay gọi là Poliosis) là tình trạng bị thiếu hoặc suy giảm melanin (hắc tố) trong nang tóc ở những người dưới 40 tuổi. Chứng bạc sớm thường sẽ thấy xuất hiện ở tóc nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến lông mày, lông mi hoặc một số vị trí khác.
Tình trạng tóc bạc sớm có thể xảy ra với mọi lứa tuổi và ở mọi giới tính. Tuy nhiên là tỷ lệ tóc bạc sớm xảy ra ở nam giới rất cao.
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạc tóc sớm
Hiện tượng bạc tóc sớm xuất hiện càng ngày càng phổ biến, được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân các loại khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng bạc tóc sớm này:
Lạm dụng các loại thuốc nhuộm tóc bằng hóa chất
Nhuộm tóc là một trong những loại nhu cầu làm đẹp khá phổ biến hiện nay và khá được yêu thích để có thể có được màu tóc theo ý muốn. Tuy nhiên, nhuộm tóc cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến tóc nhanh bị bạc hơn bởi ở trong thuốc nhuộm có chứa nhiều chất hydrogen peroxide – một loại chất làm tóc bị yếu đi và nhanh lão hóa.
Việc thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy nhuộm là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tóc bạc sớm.
Do thói quen sinh hoạt không khoa học, lành mạnh
Việc bị mất ngủ, thiếu ngủ, hay thường xuyên sử dụng các loại bia, rượu và các loại chất kích thích có hại cho cơ thể có thể gây ra những xáo trộn nhất định của các hormone trong cơ thể. Đặc biệt là, sự rối loạn tổng hợp của sắc tố melanin có thể làm cho tóc bị mất đi màu đen tự nhiên vốn có và khiến cho tóc bị lão hóa, bạc dần đi theo thời gian.
Bạc tóc do yếu tố đến từ di truyền
Đây là một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng bạc tóc sớm xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc ở trẻ nhỏ. Theo như các nghiên cứu, những người nếu có người thân ở trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà,… đã từng bị tóc bạc sớm thì sẽ có nguy cơ bị bạc tóc cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với những người khác.
Do bệnh lý tuyến giáp hoặc là do suy giảm hệ miễn dịch cơ thể
Hormon tuyến giáp là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến nang tóc của mỗi một người. Khi tuyến giáp của bạn còn hoạt động bình thường, khả năng sản sinh sắc tố melanin ở trên tóc vẫn sẽ diễn ra bình thường và sẽ giúp tóc luôn có màu tự nhiên vốn có. Tuy nhiên, khi mà tóc của bạn xuất hiện dấu hiệu bạc sớm bất thường, điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp phải vấn đề.
Những ảnh hưởng đến từ tâm lý, stress
Thường xuyên bị căng thẳng, cơ thể bị mệt mỏi, hay bị những tổn thương về tâm lý, gặp phải những cú sốc về thể chất,… có thể sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, kéo theo đó gây ra sự thoái hóa nhanh của một số bộ phận trên cơ thể, khi mà não hoạt động quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ bạc tóc sớm.
Có thể bạn quan tâm: Tóc bạc sớm là do thiếu những chất gì?
Bạc tóc sớm liệu có chữa được hay không?
Trước các sự phát triển về sinh học phân tử, tế bào gốc, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu nhiều về việc tại sao tóc lại bị bạc sớm. Theo như các nghiên cứu, gen là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình quy định sự tổng hợp của sắc tố melanin ở sợi tóc để tạo ra màu cho mái tóc. Khi mà tổ hợp gen xảy ra điều bất thường, cứ tổng hợp ra được sợi tóc mà bị mất mất sắc tố sẽ dẫn tới tóc bị bạc sớm.
Tuy nhiên là, y học hiện nay vẫn chưa thể tìm ra được cách để điều chỉnh những tổ hợp gen bị đột biến đó. Vì vậy mà cho đến bây giờ, vẫn chưa có một loại phương thuốc cụ thể nào có thể điều trị triệt để được tình trạng tóc bạc. Những giải pháp hiện nay đang được áp dụng chỉ có thể có tác dụng cải thiện tình trạng tóc bạc sớm.
Như vậy, ngoài việc gen là yếu tố chính, còn có những yếu tố khác góp phần gây nên tình trạng tóc bạc sớm là bị stress, căng thẳng, hay thiếu hụt dưỡng chất, hoặc do một số bệnh lý chuyển hóa trong cơ thể… cũng có thể dẫn tới tình trạng tóc bạc sớm. Do đó, cho dù là ở tuổi nào, khi mà bạn thấy tóc bị bạc đột ngột, bạc nhiều, bạn đều nên đến các cơ sở y tế để thăm, khám sức khỏe tổng quát. Việc thăm khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp phát hiện ra được nguyên nhân gây nên tình trạng bạc tóc sớm để có thể tìm ra được cách chữa trị hợp lý nhất.
Xem chi tiết: Tóc bạc sớm có chữa được không?
Sai lầm hay mắc phải khi xử lý bạc tóc sớm
Khi xuất hiện hiện tượng tóc bạc, thay vì phải tìm rõ căn nguyên để có thể xử lý tận gốc, nhiều người lựa chọn những cách khắc phục tóc bạc sớm tạm thời cho mình mà không hề hay biết được mối nguy hiểm tiềm ẩn của các cách khắc phục đó. Cụ thể là:
Nhuộm tóc bằng thuốc nhuộm hóa chất
Nhuộm tóc có thể làm cho mái tóc hoa râm của bạn thay đổi một cách nhanh chóng nhất thành các loại màu sắc khác mà bạn yêu thích, vừa đẹp lại vừa che dấu được mái tóc bạc.
Tuy nhiên, nhuộm tóc chỉ là một loại giải pháp mang tính chất tạm thời, bởi vì sau một vài tháng thậm chí có khi là nửa tháng tóc bạc lại mọc dài ra và bạn lại phải đi nhuộm tiếp.
Việc bạn thường xuyên nhuộm tóc rất là nguy hiểm, bởi ở trong thuốc nhuộm thường có chứa nhiều thành phần hóa học khiến cho da đầu bị xót, dễ bị tổn thương, nang tóc ngày một bị teo dần.
Chất Isoprophyl alcohol ở trong thuốc nhuộm có thể gây nên các chứng bệnh như: trầm cảm, nhức đầu ngoài ý muốn. Nguy hiểm hơn là với những người dễ bị dị ứng với các thành phần Prophylenglycol trong thuốc nhuộm, loại chất này có thể gây kích ứng hoặc ngứa da đầu hoặc nổi mẩn. Hơn nữa là nếu như chất này cùng với các kim loại nặng nếu ngấm qua da đầu vào bên trong hệ tuần hoàn sẽ gây nguy hại đến cho gan, thận.
Nhổ tóc để xóa đi dấu vết bạc tóc
So với việc nhuộm tóc, việc nhổ tóc bạc có vẻ như là “lành” hơn nhuộm tóc, nhưng nhổ tóc thường xuyên lại khiến huyết thanh của nang tóc bị vỡ ra, lan sang các vùng tóc lành, làm lây lan nguy cơ bạc tóc gấp 3 lần so với bình thường. Ở một khía cạnh khác, ở chính vào nang tóc bị nhổ, các sợi tóc mới mọc lên sẽ vẫn là tóc bạc. Khi mà nhổ tóc, lớp màng có nhiệm vụ cố định sợi tóc ban đầu bị mất đi có thể làm cho sợi tóc mọc ngược vào bên trong, gây ngứa ngáy,gây mụn nhọt, thậm chí là bị hói đầu.
Hướng sử lý tóc bạc một cách đúng đắn
Để có thể cải thiện được tình trạng tóc bạc sớm, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, người bệnh nên thực hiện tốt một số điều chú ý sau:
- Nên sử dụng loại dầu gội dịu nhẹ để tránh làm cho khô tóc.
- Nên thường xuyên đi massage, thư giãn da đầu.
- Bổ sung đầy đủ cho cơ thể các loại vitamin và dưỡng chất cho tóc như:
-Axit folic (vitamin B9): Đây là loại vitamin vô cùng cần thiết thiết để có thể tạo ra các tế bào mới ở trong cơ thể, bao gồm cả hồng cầu. Do cơ thể không thể nào lưu trữ được nhiều axit folic, bởi vậy bạn cần phải cung cấp liên tục nó vào trong cơ thể. Việc thiếu axit folic sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, khiến cho hệ tuần hoàn hoạt động kém, dẫn đến việc thiếu máu trên da đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển tóc và chất lượng của tóc, dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc và bạc tóc. Cơ thể sẽ cần khoảng tầm 200 microgram axit folic mỗi ngày để có thể đảm bảo được sự hoạt động ổn định của các cơ quan. Acid folic có nhiều trong măng tây, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, đậu xanh, bắp cải, súp lơ, đậu bắp, rau diếp, đậu Hà Lan, đậu mầm, gan…
-Các vitamin nhóm B khác: Các vitamin B có tác dụng giúp chuyển hóa thức ăn, cung cấp các loại chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể bao gồm cả các nang tóc và tóc. Sự thiếu hụt các loại vitamin B1, B2, B3, B5… có thể gây nên tình trạng các tế bào nang lông kém dinh dưỡng, tóc bị giòn và yếu ớt. Việc không nhận được đủ Vitamin B9 hay acid folic cũng có thể làm chậm quá trình phân chia tế bào trong nang tóc, làm chậm sự tăng trưởng của tóc. Vitamin B7 (Biotin) cũng rất quan trọng cho việc duy trì các kết cấu và sức mạnh của chân tóc. Sự thiếu hụt này dễ dẫn đến tình trạng bị rụng tóc, bạc tóc. Vitamin B có thể tìm được nhiều trong các loại như: đậu, ngũ cốc, khoai tây, chuối, ớt, men dinh dưỡng, men bia.
-Chăm sóc tóc một cách đúng đắn: Thông thường, việc bổ sung các loại dinh dưỡng qua con đường ăn uống thường cần rất nhiều thời gian để có thể phát huy tác dụng. Do đó bạn nên cần kết hợp song song với các biện pháp dùng mặt nạ ủ cho tóc. Mặt nạ ủ tóc có tác dụng duy trì cho độ ẩm ở chân tóc, nuôi dưỡng nang tóc và kích thích cho tóc mọc nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý hạn chế về sử dụng các loại hóa chất làm cho tóc yếu như thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc…
-Tránh cho tóc tiếp xúc với các loại nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao khiến cho tóc bị mất nước, dễ bị khô xơ và hư tổn. Do vậy, khi có việc phải đi ra trời nắng, bạn nên đội mũ, che ô để che chắn kỹ cho mái tóc của mình. Bạn không nên gội đầu với nước quá nóng và nên hạn chế sử dụng các loại máy sấy tóc, máy ép tóc ở mức nhiệt độ cao.
Có thể bạn cần quan tâm: Những loại thực phẩm giúp cho tóc đen bóng trở lại.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi: “Tóc bạc sớm có chữa được không?”. Mặc dù là cho đến hiện nay chưa có một loại phương thuốc nào được cho là có thể giải quyết triệt để được tình trạng tóc bạc sớm. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên rằng, để cải thiện được mái tóc bạc của mình, người bệnh nên chú ý thêm đến chế độ ăn uống bổ sung các loại vitamin, các dưỡng chất cho tóc.