Tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi 14 không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà còn khiến không ít trẻ bị trêu đùa, dẫn đến cảm giác tự ti, ngại thể hiện mình. Vậy, nguyên nhân gây ra tóc bạc sớm ở trẻ là gì và có cách nào để khắc phục? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Hiểu về tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ
Quan niệm truyền thống của người Việt vẫn cho rằng, tóc bạc sớm xảy ra là do người ấy có “máu xấu”. Thế nhưng, ngày nay vấn đề này đã được làm rõ dưới góc nhìn của khoa học hiện đại. Theo đó, mái tóc có màu đen sở dĩ là do thành phần melanin hắc sắc tố trong tóc. Bên cạnh đó, các tế bào melanocyte trong nang tóc giúp quy định tóc có màu đen hay hay nâu.
Khi quá trình sản xuất melanin và chức năng albumin bị rối loạn, sợi tóc sẽ bị mất đi màu đen vốn có và bắt đầu bạc màu. Một nguyên nhân khác khiến tóc bạc là sự tích tụ của hydrogen peroxide trong tóc khiến các hắc sắc tố melanin bị phá hủy.
Theo các chuyên gia, tóc bạc thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi. Nếu tình trạng này xuất hiện trước 20 tuổi ở người da trắng, trước 25 tuổi ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen thì được gọi là tóc bạc sớm. Tóc bạc sớm thường đi kèm với các biểu hiện khác như: tóc khô xơ, yếu, dễ gãy rụng. Tình trạng này không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
2. Tóc bạc sớm ở tuổi 14: Nguyên nhân do đâu?
Độ tuổi 14 là thời gian trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, những biến đổi về tâm sinh lý kết hợp cùng các tác nhân từ môi trường, lối sống, gia đình có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ bị bạc tóc sớm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi 14.
2.1 Do di truyền
Theo các chuyên gia, những trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị tóc bạc sớm thì có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn những trẻ bình thường. Ngoài ra, những bệnh lý di truyền như: bạch biến, u xơ cũng có thể trở thành lý do khiến tóc bạc màu sớm hơn.
2.2 Do căng thẳng kéo dài
Áp lực học tâm và những biến đổi tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress kéo dài. Tình trạng này kích thích cơ thể tăng giải phóng hormone noradrenaline – Một loại hormone có khả năng trục xuất tế bào melanocyte ra khỏi nang tóc. Hệ quả là lượng melanin hắc sắc tố trong tóc sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến tóc bạc màu.
2.3 Do thiếu dinh dưỡng
Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần một lượng lớn dinh dưỡng để phát triển cơ thể. Vì vậy, nếu như lượng dưỡng chất nạp vào không đáp ứng đủ nhu cầu, cơ thể sẽ tự động “cắt giảm” nguồn dinh dưỡng đến các nang tóc và “ưu tiên” sự phát triển của các cơ quan quan trọng hơn.
Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất melanin của nang tóc gây ra tóc bạc sớm. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các vi chất như: vitamin B, E, D,… còn khiến tóc suy yếu, dễ gãy rụng và xơ xác hơn bình thường.
2.4 Do khói thuốc lá
Tóc bạc sớm ở tuổi 14 có thể xảy ra khi trẻ hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. Theo các chuyên gia, trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, điển hình như nicotine. Những chất này gây ra hiện tượng oxy hóa tế bào, làm suy giảm khả năng sản xuất melanin hắc sắc tố gây ra tóc bạc sớm.
2.5 Do bệnh chuyển hóa
Bệnh chuyển hóa là một trong những nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều tiết hormone, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất melanin ở nang tóc gây tóc bạc sớm. Một số bệnh chuyển hóa gây tóc bạc sớm ở tuổi 14 gồm: Tiểu đường, suy tuyến thượng thận, tăng cholesterol, tăng men cao,….
2.6 Do hóa chất
Tóc bạc sớm cũng có thể xảy ra bởi ảnh hưởng của các loại hóa chất có hại từ: dầu gội, các loại thuốc làm tóc, sản phẩm dưỡng tóc kém chất lượng,…. Những hóa chất này gây rụng tóc, khiến tóc khô xơ và bị nhạt màu hơn. Đây là lý do, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên lựa chọn các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên cho trẻ sử dụng.
Một trong những nhãn hàng được khuyên dùng nhiều nhất là dầu gội đầu Nguyên Xuân của Dược phẩm Hoa Linh. Loại dầu gội này sử dụng công thức hoàn toàn từ thảo dược truyền thống kết hợp thêm các loại vitamin, chất khoáng và tinh chất dưỡng tóc đem lại nhiều lợi ích như:
- Làm sạch dịu nhẹ, giúp tóc và da đầu luôn khô thoáng, tránh tình trạng nhờn rít, khắc phục tình trạng da đầu khô hoặc nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
- Nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt như: Nguyên Xuân nâu cho da đầu thường, Nguyên Xuân xanh lá giúp phục hồi hư tổn, Nguyên Xuân xanh dương cho tóc và da đầu khô, Nguyên Xuân vàng cho người bị gàu.
- Mùi hương dịu nhẹ, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn.
3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ bị bạc tóc sớm?
Theo các chuyên gia, rất khó để điều trị tình trạng tóc bạc sớm ở 14 tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn một số giải pháp để khắc phục tình trạng này.
3.1 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Phụ huynh cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì. Các dưỡng chất cần được chú ý đặc biệt hơn khi trẻ bị tóc bạc sớm gồm:
- Vitamin A: Là dưỡng chất giúp da đầu khỏe mạnh, cải thiện hoạt động tiết bã nhờn trên da đầu từ đó giúp tóc chắc khỏe và sáng bóng. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ và cam.
- Vitamin B: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiết dầu, giúp mái tóc bóng khỏe và suôn mượt hơn. Vitamin B được tìm thấy trong sữa chua, rau xanh, súp lơ, ngũ cốc, chuối, gan động vật,….
- Chất khoáng: Quan trọng như sắt, kẽm, đồng,… giúp tóc chắc khỏe, ức chế quá trình lão hóa. Bạn có thể bổ sung chất khoáng này thông qua: thịt gà, thịt đỏ, rau xanh, trứng gà, các loại hạt khô, hải sản,….
- Protein: Giúp cải thiện bóng của tóc và giúp tóc chắc khỏe. Nhóm chất này có nhiều trong ngũ cốc, đậu nành, các loại thịt, cá, trứng, sữa,….
3.2 Dành thời gian nghỉ ngơi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, phụ huynh cần thiết lập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học, để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Quan trọng nhất, cha mẹ cần quan tâm đến sự phát triển tâm lý của trẻ trong giai đoạn này. Trẻ cần được lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn để tránh tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
Nếu có thể, cha mẹ cũng nên dành thời gian để cùng con tham gia hoạt động ngoại khóa, những kỳ nghỉ ngắn hay những chuyến du lịch để con con nghỉ ngơi và phát triển kỹ năng mềm. Đây cũng là cách hiệu quả để giải tỏa áp lực căng thẳng do vấn đề học hành gây ra.
3.3 Chăm sóc tóc bằng công thức tự nhiên
Khi trẻ bị bạc tóc sớm, cha mẹ cần hạn chế tối đa việc tóc và da đầu của con tiếp xúc với các nguồn hóa chất độc hại. Trong thời gian này, trẻ cần ngưng các phương pháp làm tóc như: uốn, ép, nhuộm hay tẩy tóc. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.
Nếu có thời gian, phụ huynh có thể cùng con chế biến một số công thức dưỡng tóc từ nguyên liệu đơn giản như:
- Dầu dừa – mướp khô: Ngâm nửa cốc mướp phơi khô trong một cốc dầu dừa khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi có màu đen. Lọc bỏ xác mướp rồi dùng như dầu massage tóc và da đầu 2 lần/ tuần.
- Dầu vừng – cà rốt: Trộn đều 1 thìa hạt cà ri, 1 cốc dầu mè và một cốc nước cà rốt trong lọ thủy tinh, đem phơi ngoài nắng 21 – 25 ngày. Thoa hỗn hợp trên da đầu kết hợp massage nhẹ nhàng mỗi 2 lần/ tuần, liên tục trong 3 tháng.
- Dầu hạnh nhân – nước chanh: Trộn đều 1 cốc dầu hạnh nhân và 1/ 4 cốc nước chanh. Dùng hỗn hợp này massage lên da đầu, để qua đêm rồi gội sạch lại với nước.
Dễ thấy, tóc bạc sớm ở tuổi 14 không gây nguy hiểm mà chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực ở khía cạnh thẩm mỹ. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ cần chủ động xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh đồng thời tăng cường các biện pháp chăm sóc tóc từ tự nhiên.