Bị ngứa da đầu là tình trạng thường gặp ở các thai phụ, do trong quá trình mang thai người phụ nữ sẽ trải qua nhiều sự biến đổi về tâm lý, thể chất, hormone hoặc bệnh lý gặp trong thai kỳ. Vậy nguyên nhân dẫn đến ngứa da đầu khi mang thai là gì? Ngứa da đầu có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không? Dưới đây duongtoc.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây lên ngứa da đầu khi đang mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây lên hiện tượng ngứa da đầu trong giai đoạn thai kỳ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Do dị ứng: da đầu của mẹ bầu có thể bị ngứa do dị ứng các dầu gội, các sản phẩm chăm sóc tóc. Hầu hết, trong dầu gội, keo xịt tóc hoặc các sản phẩm giữ nếp tóc có thể chứa thành phần hóa học hoặc chất gây dị ứng như: chất tạo bọt, tạo mùi thơm, chất giữ ấm. Để tránh nguy cơ gây dị ứng trước khi mua sản phẩm nào, bạn nên tìm hiểu về các thành phần và nên có thời gian dùng thử để an toàn cho da đầu.
Da đầu đổ nhiều dầu: lượng dầu nhiều trên da đầu cũng là nguyên nhân khiến cho da đầu bị ngứa. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do khi mang thai nội tiết tố bị thay đổi khiến cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển.
Do sự phát triển của thai nhi: nếu da của bạn là da khô hoặc trước mang thai bạn có tiền sử mắc các bệnh về da như: bệnh chàm, viêm da tiết bã thì trong quá trình mang thai sự biến đổi về mặt sinh lý như căng giãn da, rạn da do thai phát triển, tử cung của mẹ sẽ giãn dần ra để có thể thích ứng với kích thước của thai dấn đến hiện tượng ngứa da đầu.
Do sự thay đổi của nồng độ hormone: khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng mạnh khiến cho các mạch máu của mẹ bị giãn ra, gây lên ngứa ngáy. Tình trạng này sẽ biến mất khi nồng độ estrogen trở về trạng thái bình thường.
Do bị ứ mật khi mang thai: ứ mật khiến cho dịch mật không lưu thông như bình thường. Từ đó, khiến cho lượng muối bị tích tụ dưới da và gây lên tình trạng ngứa, nổi mẩn da, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, ứ mật còn khiến cho mẹ bầu có cảm giác chán ăn, thường xuyên bị mệt mỏi, nặng có thể dẫn đến bị vàng da.
Do bị viêm nang lông: viêm nang lông có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng rất dễ gặp ở bà bầu ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị viêm nang lông, da đầu mẹ bầu sẽ xuất hiện những mụn có màu đỏ ở dưới chân tóc, kèm theo ngứa ngáy. Khi bệnh nặng lên, các nốt mụn sẽ mưng mủ, khi bị vỡ gây đau rát và chảy máu.
Tham khảo thêm: Ngứa da đầu có vảy trắng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả nhất.
3. Bà bầu bị ngứa da đầu khi mang thai là điều bình thường hay bất thường?
Bà bầu bị ngứa da đầu khi đang mang thai là một điều bình thường. Theo thống kê cho thấy rằng, có khoảng 14% phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện tình trạng ngứa da đầu. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra từ tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ. Bạn có thể bị ngứa ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như: da đầu, toàn thân, lòng bàn chân, bàn tay. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.
4. Bị ngứa da đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hầu hết bà bầu bị ngứa da đầu đều không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này thường khiến cho mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng. Nếu ngứa da đầu kéo dài có thể dẫn đến một vài hệ lụy như:
- Thai nhi bị nhẹ cân.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ chậm phát triển.
- Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi.
- Trẻ bị dị tật.
5. Ngứa da đầu khi mang thai, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Ngứa da đầu khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây lên và thường biến mất sau khi sinh, hiếm khi đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ngứa là dấu hiệu của bệnh lý, cách tốt nhất mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Ngứa da đầu, kèm theo ngứa toàn thân hoặc có dấu hiệu vàng da. Điều này chứng tỏ bạn đang mắc phải chứng bệnh ứ mật.
- Ngứa da đầu kèm theo hiện tượng phát ban, sốt.
- Ngứa da đầu kèm theo tổn thương ngoài da, rất có thể mẹ đang mắc bệnh chàm, vảy nến.
Khi có những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây ngứa da đầu là da sinh lý hay bệnh lý. Nếu nguyên nhân gây ngứa là do sinh lý, mẹ không cần điều trị vì nó sẽ tự biến mất sau sinh. Còn nếu nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu.
6. Cách cải thiện tình trạng ngứa da đầu thai kỳ
Ngứa da đầu do thay đổi sinh lý, nội tiết tố khi mang thai tuy không nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mẹ bầu như khiến ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, khi bị ngứa mẹ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này:
6.1. Vệ sinh đầu sạch sẽ
Vấn đề vệ sinh cá nhân dù là ai cũng cần phải quan tâm đến, nhất là với những bà bầu bị ngứa da đầu khi đang mang thai. Bạn nên gội đầu thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn bám trên da đầu. Từ đó, giúp da đầu thông thoáng và giảm ngứa.
6.2. Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp khi mẹ bầu bị ngứa da đầu
Hiện nay trên thị trường chưa có một loại dầu gội dành riêng cho bà bầu. Do đó, khi mang thai bạn vẫn có thể dùng các loại dầu gội đầu thông thường nhưng bạn có thể các loại dầu gội có thành phần từ thiên nhiên, organic vừa cải thiện tình trạng ngứa da đầu, lại vừa an toàn cho mẹ bầu.
Ngoài việc dùng dầu gội để cải thiện ngứa, mẹ bầu có thể dùng một số nguyên liệu từ tự nhiên để trị ngứa da đầu như:
Gội đầu bằng vỏ bưởi:
Với các mẹ bầu cải thiện tình trạng ngứa da đầu bằng vỏ bưởi là một sự lựa chọn lý tưởng để giảm ngứa một cách nhanh chóng. Trong vỏ bưởi có chứa hàm lượng tinh dầu bưởi cao không chỉ giúp tóc mềm mượt, khỏe mạnh mà còn trị ngứa da đầu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 vỏ bưởi, rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho vỏ bưởi vào nồi và đun sôi với 1 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun tầm 5 phút thì tắt bếp. Bạn không nên đun quá lâu vì nếu đun lâu có thể khiến cho lượng tinh dầu trong vỏ bưởi bay hơi hết. Ngoài ra, trong lúc đun bạn nên đậy kín vung để hạn chế lượng tinh dầu bị bay hơi trong lúc đun.
- Bạn gội đầu với dầu gội để loại bỏ hết bụi bẩn và bã nhờn trên da đầu.
- Dùng khăn lau qua đầu, sau đó lấy nước bưởi đã để nguội để gội đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng từ chân tóc đến ngọn tóc từ 3 – 5 phút.
- Dùng khăn mềm lau khô đầu, bạn không cần xả lại tóc với nước mà nên giữ nguyên nước bỏ bưởi trên tóc để tinh dầu bưởi ngấm đều và giảm ngứa một cách hiệu quả nhất.
Gội đầu bằng nha đam:
Nha đam không chỉ được các phái đẹp dùng trong làm đẹp da mà còn có tác dụng trong việc giảm ngứa da đầu hiệu quả. Do đó, các mẹ bầu không nên bỏ qua loại nguyên liệu này. Trong nha đam có chứa hàm lượng nước cao, chất chống oxy hóa, các khoáng chất và vitamin nên có tác dụng giảm ngứa, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc mềm mượt, khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 2 – 3 nhánh nha đam còn tươi, gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt nha đam cắt nhỏ thành từng miếng.
- Cho vào máy xay nhuyễn, dùng một chiếc khăn xô lọc lấy phần gel, bỏ bã.
- Gội qua đầu với nước để loại bỏ hết bụi bẩn và bã nhờn bám trên tóc.
- Lấy phần gel nha đam vừa lọc được thoa đều lên tóc theo chiều từ trên xuống dưới, kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong nha đam ngấm sâu vào tóc.
- Dùng khăn ủ tóc từ 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu với nước sạch. Dùng khăn lau khô đầu và để tóc khô tự nhiên.
Mách nhỏ bạn: Ngứa da đầu nên dùng dầu gội nào?
6.3. Tránh cào hoặc gãi khi bị ngứa da đầu
Nhiều mẹ bầu khi bị ngứa sẽ gãi nhiều, mạnh để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc cào hay gãi không khiến cho bạn hết ngứa mà còn khiến cho vùng da đầu bị tổn thương, kích thích và gây lên ngứa nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc gãi nhiều có thể gây tổn thương da dẫn đến bội nhiễm, khiến tình trạng ngứa da đầu nặng và khó điều trị hơn.
6.4. Có chế độ ăn uống khoa học
Để cải thiện tình trạng ngứa da đầu, ngoài việc vệ sinh đầu sạch sẽ, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học nhằm cải thiện tình trạng ngứa da đầu. Theo các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ có tác dụng giảm ngứa mà còn có công dụng trong việc ngăn ngừa ngứa da đầu tái phát. Với mẹ bầu bị ngứa trong thai kỳ, bạn nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, D, protein, biotin, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, uống nhiều nước. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế những đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, đồ uống có cồn.
6.5. tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục sẽ giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Với những mẹ bầu bị ngứa da đầu, việc tập những bài thể dục phù hợp, nhẹ nhàng và thường xuyên giúp lượng máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ngứa da đầu trong thai kỳ.
Hy vọng qua bài viết của duongtoc giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngứa da đầu khi đang mang thai, cũng như cách cải thiện tình trạng ngứa da đầu. Tuy trong quá trình mang thai có thể xuất hiện ngứa da đầu nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu thấy tình trạng này kéo dài, trở lên nặng hơn thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.