Các bệnh về da đầu thường có nhiều điểm chung là gây lên ngứa, khó chịu, rụng tóc nhiều. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý đó là những bệnh lý này thường có những triệu chứng gần giống nhau khiến cho người bệnh khó phân biệt được để có cách điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây của Dưỡng tóc sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về các bệnh thường gặp ở da đầu, cũng như cách nhận biết và điều trị giúp bệnh nhanh khỏi.
1. Các bệnh thường gặp về da đầu
Da đầu cũng giống như những vùng da khác, rất dễ bị tổn thương và mắc những bệnh ngoài ra. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những bệnh da đầu thường gặp nhất:
1.1. Bệnh gàu
Gàu là một tình trạng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Về bản chất thì gàu được sinh ra do quá trình thay thế, tái tạo các tế bào mới của da đầu. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia da liễu cho biết rằng, đầu xuất hiện nhiều gàu có thể là do da đầu bị rối loạn, gây ra những mảng gàu li ti xuất hiện bám ở da đầu hoặc bết dính ở dưới chân tóc. Đây là hiện tượng nằm trong các bệnh về da đầu do các tế bào ngoài cùng của da đầu tái tạo nhanh.
Nguyên nhân dẫn đến gàu nhiều là do sự phát triển của một hoặc nhiều loại nấm da đầu; da đầu bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc; do rối loạn nội tiết tố,…
Cảm giác chủ yếu khi bị gàu da đầu là ngứa. Tuy đây là bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không lây nhiễm nhưng nếu gàu xuất hiện nhiều một cách mất kiểm soát sẽ khiến cho người bệnh lúng túng, mất tự tin khi giao tiếp.
Mách bạn: 5 cách giúp da đầu luôn khỏe mạnh.
1.2. Nấm da đầu
Nhắc đến các bệnh về da đầu phổ biến thì không thể không nhắc đến bệnh nấm da đầu. Đây là một bệnh nhiễm trùng về da đầu do nấm sợi gây lên khi chúng xâm nhập vào trong sợi tóc. Bệnh nấm da đầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, khi bị nó khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nếu không được điều trị sớm bệnh phát triển rất là nhanh dẫn đến bị viêm nhiễm, rụng tóc diện rộng.
Nguyên nhân gây lên bệnh chủ yếu là do nấm sợi thuốc nấm Microsporum và Trichophyton xâm nhập vào tóc. Kết hợp với một số yếu tóc sau dẫn đến nấm da đầu phát triển nhanh hơn như: không vệ sinh da đầu thường xuyên, đi ngủ với mái tóc còn ướt hoặc ẩm, dùng chung đồ dùng với người bị nấm da đầu, lây từ vật nuôi,…
Triệu chứng khi bị nấm da đầu: xuất hiện các nốt sần nhỏ mọc rải rác trên da đầu, sau đó lan rộng ra các vị trí khác. Những vùng này có thể bị sưng đỏ, mưng mủ, có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khi đầu có mồ hôi hoặc thời tiết nóng ẩm. Sau 20 – 30 ngày nếu không có biện pháp chữa trị sẽ xuất hiện rụng tóc từng mảng.
Tác hại khi bị nấm da đầu: nấm da đầu nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả có thể lây sang những vùng da khác như: vùng da mặt, gáy hoặc dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn như: rụng tóc, hói đầu, để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.
Đọc thêm: Bạn nên làm gì khi bị nấm da đầu?
1.3. Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã da đầu còn được gọi là viêm da đầu hoặc là chàm da mỡ. Bệnh được hình thành do sự hoạt động mạnh của vi khuẩn và nấm men kết hợp với dầu nhờn được tiết ra từ da đầu. Đây là bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tái phát và chuyển thành mãn tính, khó điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm da tiết bã có những dấu hiệu nhận biết rất dễ dàng như:
- Da đầu xuất hiện mụn, xung quanh mụn có những bờ viền màu đỏ, khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát.
- Da đầu xuất hiện những vảy nhỏ bong tróc trông giống như gàu.
- Về cơ bản bệnh viêm da tiết bã da đầu không gây ngứa nhưng nếu da đầu đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa ở mức độ nhẹ.
- Hình thành những mảng da có màu vàng nhạt trên da đầu, hay còn gọi là cứt trâu đối với trẻ sơ sinh.
Bệnh viêm da tiết bã da đầu không phải là bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh. Khi xuất hiện trên da, chúng khiến cho vùng da đầu trở lên đỏ ứng, bong tróc sau một thời gian. Đặc biệt vào khoảng thời gian giao mùa nên sẽ khiến bệnh phát triển mạnh gây lên nhiều phiền toái cho người mắc phải bệnh lý.
1.4. Bệnh vảy nến da đầu
Bệnh vảy nến da đầu là bệnh ngoài da, có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường tập trung ở vùng da đầu. Đây là bệnh ám ảnh của rất nhiều người do bệnh này rất khó điều trị, hay tái phát và rất nguy hiểm. Bệnh vảy nến da đầu xuất hiện là do cơ thể bị rối loạn sinh ra nhiều tế bào da mới, khiến cho các tế bào này tích tụ lại thành các lớp vảy dày và cứng, gây lên ngứa và đau da đầu.
Triệu chứng dễ nhận thấy của chứng bệnh này là:
- Da đầu xuất hiện các mảng đỏ, có kích thước to nhỏ khác nhau trên da đầu.
- Những viền xung quanh vùng da đỏ nhìn rất rõ, nổi cộm lên cao hơn so với các vùng da xung quanh.
- Sau một thời gian bề mặt các vùng đỏ xuất hiện những mảng trắng có kích thước to hơn gàu và dễ bị bong ra với những kích thước to nhỏ khác nhau.
- Nếu không có biện pháp điều trị, những mảng trắng sẽ tăng nhanh chóng, không có dấu hiệu dừng lại và có thể lan rộng ra những vùng da lân cận quanh đầu như gáy, trán.
Tác hại: những tổn thương mà bệnh vảy nến da đầu gây ra cho người bệnh là vô cùng khủng khiếp. Nếu bệnh ở mức độ bình thường thì bệnh chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ đến một phần da đầu hay toàn bộ phần da đầu. Nhưng nếu bệnh ở mức độ nặng thì có thể dẫn đến lan ra nhưng vùng da mặt và cổ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm khớp hoặc bị bệnh vảy nến toàn thân khiến diện mạo của bạn trở lên thậm tệ khiến bạn tự ti, mọi người xa lánh.
1.5. Bệnh viêm nang tóc
Bệnh viêm nang tóc là tình trạng viêm phần nang tóc do vi khuẩn tụ cầu vàng cùng với một số loại vi khuẩn khác và nấm gây lên. Ngoài ra, bệnh có thể nhanh chóng lan rộng và bùng phát mạnh hơn do kết hợp với một số yếu tố như: thời tiết nắng nóng, dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc, do thường xuyên tạo kiểu tóc, do môi trường bị ô nhiễm hoặc do gãi nhiều.
Bạn có thể nhận biết bệnh viêm nang tóc thông qua một số triệu chứng sau:
- Khi bệnh mới khởi phát, trên da đầu sẽ xuất hiện các vùng da bị viêm đỏ, có vảy kèm theo hiện tượng ngứa và đau rát.
- Sau đó, bệnh phát triển thành mụn có kích thước nhỏ, màu trắng, xung quanh có những quầng viêm. Khi mụn vỡ có dịch màu trắng, mùi tanh.
- Mụn có thể mọc ở khắp đầu hoặc mọc tập trung ở vùng gáy và hai bên mai tóc.
- Các vùng nang tóc bị tổn thương sẽ khiến cho tóc rụng nhiều, lở loét da đầu.
Tác hại: nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng da đầu bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, gây rụng tóc từng mảng, thậm chí nặng có thể dẫn đến bị hói đầu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bị bệnh. Trong trường hợp bệnh bị tái phát nhiều lần, dai dẳng rất dễ chuyển sang mãn tính, khó điều trị dứt điểm dẫn đến cơ thể người bệnh bị suy nhược, ngủ kém, trí nhớ bị giảm sút.
1.6. Bệnh á sừng
Bệnh á sừng là tình trạng da đầu bị khô ráp, nứt nẻ khiến da đầu xuất hiện nhiều mảng bong tróc, tăng sinh tế bào sừng và gây ngứa ngáy. Đây là bệnh về da đầu có xuất phát từ yếu tố di truyền. Ngoài ra, bệnh có nguy cơ xảy ra cao ở những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại như chứa hóa chất hoặc công việc thường xuyên phải sử dụng hóa chất.
Bệnh á sừng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh cẩn phải thận trọng vì nếu các vi khuẩn gây lên bệnh có thể lan xuống những phần da khác như: da mặt, mang tai, gáy,… gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm sinh lý cho người bị bệnh.
Bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh sớm khi thấy trên đầu xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Trên đầu xuất hiện nhiều vảy trắng.
- Tuyến bã nhờn tiết ra lượng dầu nhiều hơn do da đầu khô, nứt nẻ. Đây chính là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn gây bệnh hoạt động và phát triển, gây lên viêm và ngứa da đầu.
- Da đầu có cảm giác đau rát do vảy trắng bong tróc nhiều để lại lớp sừng non màu đỏ, dễ bị trầy xước do gãi hoặc cào.
- Tóc yếu và dễ gãy rụng hơn.
2. Các cách điều trị bệnh về da đầu hiệu quả
2.1. Áp dụng các phương pháp dân gian để trị các bệnh về da đầu
Dùng bồ kết để gội đầu:
Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quả bồ kết có chứa hoạt chất saponin và một số loại vitamin có tác dụng diệt khuẩn, giảm ngứa, giúp tóc và da đầu khỏe mạnh. Ngoài tác dụng trên, dùng bồ kết để gội đầu còn có công dụng cân bằng độ PH trên da đầu, giúp ức chế nấm và vi khuẩn phát triển và tái nhiễm hiệu quả. Do đó, dùng nước bồ kết để gội đầu để chữa các bệnh về da đầu được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả cao
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 5- 7 quả bồ kết, nướng trên bếp lửa đến khi nào có mùi thơm thì tắt bếp.
- Cho bồ kết vào đun sôi với 2 – 3 lít nước. Nước sôi vặn nhỏ lửa đun đến khi nước sủi bọt và chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau chờ nước nguội. Dùng nước bồ kết để gội đầu, bạn nên thực hiện 2 lần/tuần trong vòng 1 – 2 tháng để có kết quả tốt nhất.
Gội đầu bằng muối biển:
Muối biển là một gia vị khá quen thuộc trong mỗi gia đình chúng ta. Nhưng ít ai biết được muối còn có một công dụng vô cùng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh liên quan đến da đầu. Muối có được tác dụng trên là do muối có khả năng sát khuẩn mạnh. Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 5 thìa muối biển với 5 lít nước sạch.
- Hòa tan muối với nước để được dung dịch nước muối loãng.
- Dùng dung dịch trên để gội đầu, trong lúc gội kết hợp với massage nhẹ nhàng da đầu. Sau đó, xả sạch tóc với nước ấm.
2.2. Điều trị các bệnh da đầu bằng Tây y
Sử dụng thuốc tây để điều trị các bệnh về da đầu là liệu pháp mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nào và liều lượng như thế nào bạn cần phải nghe theo sự chỉ định của các bác sĩ da liễu. Nếu bạn thấy trên da đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh về da đầu, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được bác sĩ xác định đúng bệnh lý. Tại đây bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị với thuốc cho bạn.
2.3. Điều trị các bệnh da đầu bằng Đông y
Điều trị các bệnh về da đầu bằng Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Đông y điều trị bệnh theo nguyên tắc tác động vào căn nguyên gây lên bệnh, giúp hỗ trợ miễn dịch, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó, giúp giảm nguy cơ các bệnh về da đầu tái phát trở lại.
Các bài thuốc bằng Đông y khá an toàn và gây ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng của những bài thuốc có tác dụng chậm hơn với thuốc tây nên đòi hỏi người bệnh cần phải điều trị lâu dài.
Các bệnh về da đầu thường gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên những căn bệnh này không nguy hiểm nếu bạn có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết của Dưỡng tóc cung cấp cho người đọc thêm nhiều kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe da đầu bạn mỗi ngày.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu những nguyên nhân khiến tóc nhanh bết và ngứa?