Tóc bạn hôm nay trông như thế nào? Đây dường như là nỗi lo lắng của mỗi chị em vào mỗi buổi sớm nhất là những người có mái tóc khô xơ, hư tổn và thiếu sức sống. Để khắc phục tình trạng này, dầu dưỡng tóc đã trở thành sự lựa chọn không thể thiếu của họ trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, hiểu rõ được công dụng, cách chăm sóc tóc và lựa chọn dầu dưỡng phù hợp với mình là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đọc bài viết dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn nhiều đấy.
Mục lục
1. Tìm hiểu chung về dầu dưỡng tóc
Thật không khó để thấy một chai dầu dưỡng tóc trên bàn trang điểm của chị em phụ nữ. Thế nhưng, bạn đã hiểu hết mọi thông tin về dầu dưỡng tóc này chưa? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.
1.1. Dầu dưỡng tóc là gì?
Về bản chất, dầu dưỡng tóc là loại tinh dầu được chiết xuất từ một số thành phần thiên nhiên giúp tóc thêm óng mượt, hạn chế tình trạng xơ rối, chẻ ngọn và gãy rụng.
1.2. Công dụng của dầu dưỡng tóc
Giúp tóc chắc khỏe hơn
Một số bạn cho rằng, nếu đi ra đường mà dùng dầu dưỡng tóc sẽ bị bám bụi bẩn nhiều hơn khiến tóc bị hư tổn. Quan điểm này không đúng, dầu dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc giúp tóc chắc khỏe. Dầu thẩm thấu vào chân tóc và da đầu, giúp tóc duy trì độ ẩm cần thiết và phục hồi tóc khô xơ hiệu quả.
Giúp tóc không bị rối xù
Nhiều bạn sẽ không ngờ tới tác dụng này của dầu dưỡng tóc. Đa phần khi tóc ướt, việc chải và gỡ rối sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tóc khô. Lúc này, chỉ cần một vài giọt dầu dưỡng, tình trạng này của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
Kích thích mọc tóc
Công dụng này của dầu dưỡng tóc rất thích hợp với những bạn muốn tóc nhanh dài. Dầu dưỡng sẽ kích thích tóc mọc nhanh hơn bình thường.
Công dụng nuôi dưỡng
Dưỡng chất có trong dầu dưỡng sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc, giúp phục hồi tóc bị khô xơ và nuôi dưỡng tóc hiệu quả. Nếu làm một phép so sánh, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt giữa những người thường xuyên dùng dầu dưỡng và những người không dùng dầu dưỡng.
1.3. Có phải ai cũng nên dùng dầu dưỡng tóc?
Nhiều người nghĩ rằng, dầu dưỡng tóc chỉ dùng cho những người có mái tóc khô, xơ, hư tổn. Nhưng các chuyên gia cho rằng, nếu điều kiện cho phép, tất cả mọi người nên dùng dầu dưỡng. Dầu dưỡng sẽ cho hiệu quả tốt và nhìn thấy kết quả rõ rệt đối với những người không may mắn có mái tóc bị hư tổn hay khô xơ. Còn với những người có mái tóc chắc khỏe, dầu dưỡng sẽ có tác dụng giúp tóc mượt mà và bóng bẩy hơn.
Trẻ em không nên dùng dầu dưỡng, tóc của bé nên để phát triển tự nhiên đến khi trưởng thành.
Xem thêm: Bạn nên làm gì khi da đầu bị ngứa và nổi mụn?
2. Hướng dẫn cách dùng dầu dưỡng tóc đúng chuẩn
Để có một mái tóc chắc khỏe và suôn mượt, bạn cần dùng dầu dưỡng tóc đúng chuẩn.
2.1. Khi tóc còn ẩm (trước khi sấy)
- Làm sạch đầu bằng dầu gội và dầu xả như thông thường, sau đó lau khô tóc bằng chiếc khăn bông mềm
- Cho một lượng dầu vừa đủ ra tay, xoa hai bàn tay vào nhau để dầu nóng lên, giúp thẩm thấu vào tóc tốt hơn. Xoa đều dầu từ thân đến đuôi tóc.
- Với những mái tóc dài, dày bạn có thể chia nhỏ từng phần tóc để dầu dưỡng có thể thấm đều vào mọi sợi tóc.
- Dùng lược chải đều giúp dầu thấm đều hơn đồng thời gỡ rối tóc.
- Dùng máy sấy để làm tóc nhanh khô, tạo kiểu với máy sấy. Tuy nhiên, chỉ nên để máy ở chế độ nhỏ, nhiệt độ vừa phải. Dầu dưỡng có tác dụng bảo vệ tóc khỏi nhiệt.
2.2. Khi tóc khô (sau khi sấy)
- Dùng một lượng dầu vừa phải nhỏ ra tay, thoa đều lên tóc
- Lấy lược chải đều, dầu dưỡng giúp tăng độ bóng cho tóc, giảm xù và giúp tóc vào nếp dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm: 5 cách trị gàu bằng muối hiệu quả không ngờ
3. Có phải tất cả da đầu đều dùng chung một loại dầu dưỡng?
Không phải tất cả mọi người đều dùng cùng một loại dầu dưỡng tóc, nó phụ thuộc nhiều vào chất tóc của bạn.
3.1. Tóc dầu
Người có mái tóc dầu do tuyến bã nhờn dưới nang lông của họ phát triển mạnh, lượng dầu sản xuất nhiều hơn bình thường. Tóc lúc nào cũng có cảm giác bết dính, dễ bị bám bụi. Do đó, nó khiến người sở hữu khó chịu, thường xuyên ngứa ngáy nếu không gội đầu thường xuyên.
Với tóc dầu, dầu dưỡng có khả năng kiềm dầu và kháng khuẩn là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Giúp da dầu thông thoáng và loại bỏ những bụi bẩn trên tóc, trả lại cho bạn mái tóc bồng bềnh trước đây.
Một số dầu dưỡng tóc hay được sử dụng như dầu quả bơ, dầu argan.
3.2. Tóc khô
Ngược lại với tóc dầu, tóc khô thường xơ rối, không có độ bóng và trông thiếu sức sống. Đặc biệt là dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài do cấu trúc tóc dễ bị phá hủy. Do đó, những loại dầu dưỡng có tác dụng giữ ẩm và nuôi dưỡng tận sâu bên trong sẽ phù hợp hơn với mái tóc này.
Một số thành phần có trong dầu dưỡng tóc khô như dầu ô liu, dầu dừa.
Nhiều dưỡng chất có trong dầu dừa tốt cho sự phát triển của tóc như acid capric, acid lauric,… Nó giúp chống lại sự tấn công của tác nhân gây hư tổn, gây nấm cho da đầu. Bên cạnh đó, vitamin E có trong dầu dừa giúp giữ ẩm, chống oxy hóa, bảo vệ tóc trước các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
3.3. Tóc hư tổn
Hiện nay, các chị em thường có xu hướng thay đổi kiểu tóc thường xuyên, dùng các hóa chất để tạo kiểu. Do vậy mà tóc hay bị hư tổn, chẻ ngọn, xơ rối, gãy rụng,…
Để giúp tóc chắc khỏe, phục hồi hư tổn tốt, bạn nên chọn những dầu dưỡng tóc vừa có khả năng dưỡng ẩm sâu, vừa phục hồi và nuôi dưỡng tóc tận sâu bên trong.
Một trong những loại dầu dưỡng mà nhiều người hay sử dụng là dầu Macadamia hay dầu hạnh nhân.
Vậy dấu hiệu nào để bạn biết tóc mình đang bị hư tổn? Tham khảo ngay 9 dấu hiệu cảnh báo tóc hư tổn cần giải cứu ngay lập tức
3.4. Tóc nhuộm
Với mái tóc này, điều quan trọng nhất là cần giữ được màu tóc. Ngoài ra, nên chọn dầu dưỡng có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tóc, tăng khả năng thẩm thấu.
Phù hợp với loại tóc này có dầu argan, dầu jojoba, dầu hạnh nhân.
4. Một số lưu ý khi dùng dầu dưỡng tóc
Để quá trình sử dụng dầu dưỡng tóc đạt hiệu quả nhất, bạn cần chú ý một số lưu ý sau
- Chọn mua những loại dầu dưỡng phù hợp với tóc. Với những mái tóc thưa và mỏng, không nên chọn loại dầu dưỡng có độ đậm đặc cao vì nó sẽ khiến tóc xẹp lại, độ phồng của tóc bị mất đi.
- Tìm hiểu và đọc kỹ thành phần của sản phẩm: đây là vấn đề quan trọng nhất trước khi bạn lựa chọn một loại dầu dưỡng dành cho mình. Thành phần của dầu dưỡng sẽ tạo nên công dụng của nó. Một số thành phần bạn nên sử dụng là ô liu, dầu dừa, argan,…
- Khi bắt đầu dùng, nên lấy một lượng nhỏ và lấy thêm nếu thấy thiếu, tránh lấy 1 lần nhiều dầu quá gây lãng phí dầu dưỡng.
- Thoa đều dầu dưỡng lên tóc, cách chân tóc 2 – 3cm, tránh hiện tượng dầu dưỡng dính vào da đầu gây ra hiện tượng bết dính chân tóc.
- Nên chải đầu sau khi bôi dầu dưỡng. Vì đây là bước giúp cho dầu thấm đều và phát huy hết công dụng trên mái tóc của bạn.
Có thể bạn chưa biết cách ủ tóc cho mềm mượt
5. Những thắc mắc xung quanh việc sử dụng dầu dưỡng tóc
5.1. Một lần dưỡng tóc nên dùng bao nhiêu dầu cho phù hợp?
Câu hỏi này khó có câu trả lời cụ thể cho bạn, bởi lượng dầu bao nhiêu còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: mức độ hư tổn, chất tóc, độ dày và độ dài của mái tóc. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ dành cho bạn tham khảo
- Trường hợp mái tóc đã bị hư tổn nặng do dùng nhiều hóa chất, độ dài tóc trung bình và chất tóc bình thường, nên chia thành 2 lần thoa dầu. Lần 1 thoa 2 – 3 giọt và lần 2 là 1 – 2 giọt do tóc hư tổn thẩm thấu nhiều và nhanh hơn. Lượng dầu này có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào độ dài thực tế của tóc.
- Trường hợp mái tóc ít dùng hóa chất do ít tạo kiểu, độ dài tóc trung bình thì có thể sử dụng 1 lần 2 – 3 giọt.
- Trường hợp mái tóc ít dùng hóa chất nhưng tóc dày, thô và dài thì nên dùng 3 – 4 giọt / lần.
Dựa theo những gợi ý này, bạn chắc hẳn đã biết lượng dầu dưỡng phù hợp với mái tóc của mình rồi chứ.
5.2. Dầu dưỡng tóc nên thoa lúc tóc ướt hay tóc khô?
Các chuyên gia cho rằng, dầu dưỡng có thể thoa cả lúc tóc ướt hay lúc tóc khô. Tuy nhiên, thoa lúc tóc ướt, các dưỡng chất sẽ thẩm thấu vào tóc tốt hơn. Do lúc này, nang tóc đang mở, là điều kiện thuận lợi giúp dưỡng chất dễ thấm sâu và phát huy được tác dụng tối đa.
Nếu lỡ quên dùng khi tóc ướt, bạn có thể sử dụng khi tóc khô. Lượng dầu dưỡng lúc này sẽ được điều chỉnh lại, ít hơn và tập trung nhiều vào phần cần được phục hồi (chủ yếu là phần ngọn và thân). Dùng lược hoặc tay vuốt nhẹ, dầu dưỡng tóc sẽ thẩm thấu vào tóc tốt hơn.
5.3. Với tóc dầu thì có chú ý gì khi thoa dầu dưỡng tóc?
Với mái tóc dầu, việc thoa dầu dưỡng cách khoảng 2 đốt ngón tay so với chân tóc sẽ giúp dầu không dính lên da đầu, gây bết dính tóc. Ngoài ra, liều lượng cũng ít hơn so với các loại tóc khác một chút.
Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã biết cách chăm sóc tóc với dầu dưỡng tóc đúng cách rồi chứ. Hãy sử dụng thường xuyên dầu dưỡng để có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe, bồng bềnh như mơ ước, bạn nhé.
Xem thêm: 8 loại dầu xả thơm tóc lâu dài, bạn không nên bỏ qua.