Gàu là tình trạng tế bào chết chết trên da đầu bị bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu (Xem chi tiết nguyên nhân gây ra gàu). Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gàu da đầu lại gây mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti khi giao tiếp. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm có tác dụng trị gàu nhưng hiệu quả lại không được lâu dài. Trong khi đó, cách trị gàu bằng giấm táo lại rất được mọi người ưa chuộng bởi sự an toàn, hiệu quả của nó.
Mục lục
Công dụng trị gàu của giấm táo
Công dụng của giấm táo đối với da đầu là giúp cân bằng độ ẩm, kiểm soát dầu nhờn trên da đầu và giúp làm sạch gàu. Giấm táo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mái tóc, dưỡng tóc chắc khỏe, giảm gàu và ngăn chặn gàu quay trở lại. Cụ thể, giấm táo có chứa acid acetic, protein, enzyme, vitamin, các chất chống oxy hóa, lợi khuẩn… Do đó, giấm táo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm da đầu và các tác nhân gây ra gàu khác.
Đồng thời, giấm táo cũng có khả năng cân bằng độ pH cho da đầu, cung cấp dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe, óng mượt. Vì vậy, cách trị gàu bằng giấm táo cực kỳ thích hợp với những bạn có da đầu nhiều bã nhờn. Hơn nữa, giấm táo lại được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản, hóa chất như dầu gội nên không gây kích ứng da đầu. Giấm táo được kết hợp với nhiều loại tinh dầu, dưỡng chất khác để trị gàu, dưỡng tóc.
Các cách trị gàu bằng giấm táo cực đơn giản
Theo dân gian, có nhiều cách trị gàu mà bạn có thể tự thực hiện ở nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc 5 cách trị gàu bằng giấm táo đơn giản, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng giấm táo trị gàu
Các bước gội đầu bằng giấm táo nguyên chất như sau:
- Gội đầu với dầu gội như bình thường để làm sạch da đầu và tóc.
- Lấy khoảng một nửa bát con giấm táo, thoa từ từ lên da đầu và một phần chân tóc. Không nên thoa hết toàn bộ tóc vì có thẻ khiến tóc bị khô.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng vài phút để làm sạch da đầu. Sau đó gội lại với nước sạch.
- Thực hiện 2 lần/tuần.
Bạn có thể pha loãng 3 thìa canh giấm táo với một chén nước ấm. Sau đó, thoa lên tóc và thực hiện gội đầu giống như các bước trên. Cách này sẽ giúp làm giảm mùi chua của giấm sau khi gội. Tuy nhiên, mùi giấm sẽ nhanh chóng bay hết sau vài tiếng nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Kết hợp giấm táo với dầu oliu
Sự kết hợp giữa giấm táo và dầu oliu là một phương pháp tốt để vừa trị gàu vừa dưỡng tóc. Trong đó, giấm táo đóng vai trò làm sạch da đầu, trị gàu, giảm ngứa ngáy. Còn dầu oliu đóng vai trò cung cấp độ ẩm, cân bằng độ ẩm cho da đầu, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc và dưỡng tóc suôn mượt.
Với phương pháp này, bạn chỉ cần:
- Lấy 3 muỗng giấm táo hòa cùng một cốc nước ấm, sau đó cho thêm 1 thìa dầu oliu và khuấy đều.
- Gội đầu sơ qua với nước lạnh. Sau đó thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên da đầu, massage nhẹ nhàng.
- Ủ tóc trong vòng 15 – 20 phút rồi gội lại với nước sạch.
- Thực hiện 2 lần/ tuần.
Trị gàu bằng giấm táo và Aspirin
Aspirin có chứa thành phần hoạt tính salicylat – một thành phần có trong hầu hết các loại dầu gội đầu. Thành phần này kết hợp với giấm táo giúp tiêu diệt các tác nhân gây gàu ngứa, làm sạch da đầu và cân bằng độ pH cho da đầu. Bạn có thể dễ dàng tìm mua Aspirin tại các hiệu thuốc Tây để cải thiện tình trạng gàu ngứa hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
- Nghiền nát 3 viên Aspirin với 1 chén giấm táo.
- Gội sạch đầu như bình thường. Đợi khi tóc bớt nước thì thoa hỗn hợp giấm và Aspirin lên tóc và tiến hành massage nhẹ nhàng.
- Để nguyên trong vòng 5 phút rồi gội lại với nước sạch.
- Thực hiện 1 lần/ 2 tuần.
Giấm táo và tinh dầu trà
Tinh dầu trà xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp hạn chế tình trạng tế bào chết bị bong tróc, tróc vảy. Kết hợp với giấm táo giúp loại bỏ gàu nhanh chóng, làm sạch da đầu. Đây là cách trị gàu bằng giấm táo hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
Để thực hiện bạn cần:
- Hòa lẫn 2 muỗng giấm táo, vài giọt tinh dầu trà với một cốc nước ấm.
- Gội đầu với nước sạch để loại bỏ bớt bụi bẩn, tế bào chết trên da đầu.
- Thoa hỗn hợp lên da đầu và massage trong khoảng 5 phút để làm sạch hoàn toàn các mảng da chết, vảy gàu, mảng gàu tích tụ trên da đầu.
- Gội lại đầu bằng nước sạch.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ tuần.
Giấm táo và trà hoa cúc trị gàu
Cũng giống như phương pháp kết hợp giấm táo với dầu oliu, giấm táo và trà hoa cúc cũng là một phương pháp hay để trị gàu, dưỡng tóc. Giấm táo giúp làm sạch da đầu, ức chế tuyến bã nhờn, làm dịu vùng da bị kích ứng. Còn trà hoa cúc giúp bổ sung dưỡng chất cho da đầu, giảm ngứa và làm dịu da đầu. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng gàu đáng kể, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do gàu.
Cách thực hiện:
- Hòa lẫn 1/2 thìa trà hoa cúc cùng với 1 thìa giấm táo.
- Làm ướt tóc, sau đó thoa hỗn hợp lên da đầu và ủ trong vòng 15 – 20 phút.
- Gội sạch lại đầu bằng dầu gội dịu nhẹ.
- Thực hiện 2 lần/ tuần.
Nhìn chung, các cách trị gàu bằng giấm táo trên đều mang lại hiệu quả trị gàu tốt, cách thực hiện tương đối giống nhau. Đây đều là những cách dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, tiết kiệm mà lại mang lại hiệu quả nhanh chóng cho những trường hợp bị gàu nhẹ hay mới bị gàu.
Ngoài ra còn có nhiều cách dùng giấm táo trị gàu khác như kết hợp giấm táo với nha đam, giấm táo và chanh, giấm táo và baking soda… Cách thực hiện các phương pháp này tương đối giống nhau nên chúng tôi chỉ hướng dẫn nhưng cách phổ biến, hiệu quả nhất. Bạn có thể dễ dàng thực hiện phương pháp khác bằng cách thay thế nguyên liệu kết hợp với giấm táo.
Có thể bạn quan tâm: Trị gàu bằng sả vừa đơn giản lại hiệu quả
Ưu nhược điểm khi trị gàu bằng giấm táo tại nhà
Trước hết về ưu điểm, giấm táo không chỉ có công dụng trị gàu, giảm ngứa mà còn giúp dưỡng tóc chắc khỏe, giảm nguy cơ rụng tóc. Điều đặc biệt của phương pháp này so với các cách trị gàu dân gian khác là giấm táo có khả năng ức chế tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Ưu điểm này cực kỳ tốt đối với những người da dầu, tóc nhanh bị bết dính do dầu nhờn tiết ra nhiều.
Về nhược điểm, gội đầu bằng giấm táo sẽ khiến tóc bạn hơi bị bết dính, khô tóc. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể sử dụng tinh dầu để tóc mượt hơn, giảm xơ cứng. Sau khi gội đầu, mùi của giấm táo có thể sẽ bám lại trên tóc, gây khó chịu đối với những người không thích mùi giấm. Cách trị gàu này cũng chỉ mang lại hiệu quả tốt với các trường hợp bị gàu nhẹ, không trị được gàu dứt điểm đối với các trường hợp bị gàu nặng.
Để cách trị gàu bằng giấm táo đạt hiệu quả tốt nhất bạn cũng cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tóc đúng cách, bảo vệ tóc khỏi các tác hại từ môi trường. Đồng thời cũng nên tránh để da đầu tiếp xúc với liều lượng hóa chất cao, giữ cho tinh thần thoải mái. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện gàu da đầu.
Lời khuyên trị gàu của các chuyên gia
Các chuyên gia đã khẳng định giấm táo là nguyên liệu tự nhiên khá tốt để trị gàu, làm sạch da đầu. Tuy nhiên, người dùng không được quá lạm dụng để tránh những tác dụng ngược có thể xảy ra. Khi sử dụng giấm táo cũng nên kết hợp với một số loại tinh dầu tự nhiên để tránh làm khô tóc, cứng tóc.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh phải biết được nguyên nhân gây ra gàu thì mới xác định được phương pháp điều trị hiệu quả, trị gàu dứt điểm. Chẳng hạn, nếu bạn bị gàu do nguyên nhân thời tiết, các thói quen xấu, dùng dầu gội chứa nhiều hóa chất thì có thể áp dụng các cách trị gàu dân gian như dùng giấm táo. Còn nếu bạn bị gàu do bệnh vảy nến, chàm, bệnh viêm da, nấm da đầu… thì cần phải đi khám và điều trị cụ thể.
Như vậy, trị gàu bằng giấm táo là một phương pháp an toàn, hữu ích cho những người bị gàu nhẹ. Bạn hoàn toàn có thể an tâm áp dụng các cách trị gàu mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Trường hợp, bạn đã áp dụng trong một khoảng thời gian dài mà không có hiệu quả hãy thử chuyển sang các phương pháp khác như dùng bồ kết, chanh, bia…
Rất nhiều người áp dụng cách trị gàu bằng giấm táo và đã hết gàu chỉ sau một vài lần gội. Bạn cũng nên thử áp dụng để ngăn chặn tình trạng gàu ngứa, bong tróc da đầu và có được mái tóc chắc khỏe, suôn mượt nhé!