Hiện nay, với nhu cầu làm đẹp tăng cao, việc sử dụng quá nhiều hóa chất sẽ làm tổn thương đến mái tóc của bạn. Bạn có biết, tóc khô, xơ, chẻ ngọn trông thiếu sức sống chính là do bề mặt da đầu? Việc chăm sóc da đầu là hết sức cần thiết để có một mái tóc chắc khỏe từ gốc đến ngọn. Vậy da đầu yếu cần chăm sóc như thế nào? Cùng duongtoc tìm hiểu bạn nhé!
Mục lục
1. Tẩy da chết cho da đầu
Tóc gãy rụng, da đầu ngứa, xuất hiện gàu,… chính là biểu hiện của một mái tóc hư tổn. Việc sử dụng quá nhiều chất tạo kiểu như xịt, gôm, gel,… lâu ngày sẽ bám trên bề mặt da đầu. Gội đầu mỗi ngày không thể lấy đi những sản phẩm ấy cũng như bụi bẩn. Không chỉ riêng da mặt, body mà da đầu cũng cần được tẩy da chết.
Tẩy tế bào chết da đầu là bước chăm sóc tóc vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng biết đến tầm quan trọng của nó. Chính vì thế, việc này thường bị lãng quên trong danh sách những bước chăm sóc tóc cơ bản. Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào thừa, dầu và gàu. Gàu khiến cho da đầu bạn trông mất thẩm mỹ, đồng thời gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho da đầu. Nếu tế bào chết tích tụ 1 thời gian dài trên da sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và nang tóc, sẽ dẫn đến tình trạng viêm da đầu và mọc mụn.
Nhiều chuyên gia chăm sóc tóc khuyên rằng, việc tẩy da chết giúp gốc tóc khỏe và bồng bềnh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tẩy thường xuyên vì sẽ mất đi độ đàn hồi của da đầu. Bạn chỉ nên tẩy da đầu một đến hai lần một tuần để da đầu sạch và khỏe mạnh hơn. Hơn thế, tẩy da chết cho đầu còn giúp làm giảm căng thẳng và làm dịu vùng da.
Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như muối, nước cốt chanh, mật ong, dầu ô liu… hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết cho da đầu sẵn có ngoài thị trường để loại bỏ tế bào chết cho da đầu.
Việc tẩy da chết, thải độc sẽ giúp các nang tóc được khỏe mạnh toàn diện. Nếu bạn đang cảm thấy da đầu có cảm giác ngứa ngáy thì chính là lúc tẩy tế bào chết cho tóc rồi đấy.
Có thể bạn chưa biết: 3 cách phòng ngừa tình trạng nang tóc chết
2. Lựa chọn dầu gội phù hợp
Việc lựa chọn dầu gội đầu phù hợp có ảnh hưởng rất nhiều đến sự chắc khỏe của mái tóc. Bởi dầu gội chính là sản phẩm chăm sóc tóc mà bạn thường xuyên sử dụng. Dầu gội có tác dụng làm sạch da đầu, sạch tóc, nuôi dưỡng và chăm sóc tóc. Tuy nhiên, trên thị trường có tràn lan các loại dầu gội với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Vậy da đầu yếu nên dùng loại dầu gội nào?
Bí quyết để bạn có một mái tóc khỏe, bạn nên sử dụng loại dầu gội có chứa hoạt chất panthenol. Các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh rằng, hợp chất panthenol thấm vào từng sợi tóc sẽ làm cho tóc dày và khoẻ hơn. Polymer (silicone), chất này được bổ sung để nhằm làm giảm các tổn thương có thể gây ra cho tóc, giúp sửa chữa các tổn thương, tăng cường lớp biểu bì giúp tóc trở nên bồng bềnh, chắc khỏe hơn. Hơn nữa, bạn cần lựa chọn những loại dầu gội có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bản thành phần tự nhiên để bảo vệ tóc.
Chăm sóc da đầu yếu ưu tiên sử dụng nguyên liệu tự nhiên, như loại hoạt chất chiết xuất từ bưởi, bồ kết, hạt ô liu,… mang lại kết quả cao.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Để có một mái tóc khỏe đẹp, óng ả không chỉ riêng việc tẩy tế bào chết da hay lựa chọn sản phẩm phù hợp. Mà chế độ dinh dưỡng cũng hết sức cần thiết. Như các bạn đã biết, chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, làn da mà còn ảnh hưởng đến tóc. Bởi vậy nếu thiếu dinh dưỡng, da đầu sẽ không khỏe mạnh và làm tóc khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng,…
Duongtoc mách bạn nên ăn những sản phẩm giàu biotin. Biotin cần thiết cho sự tăng sinh tế bào và sản xuất axit amin để tóc phát triển. Việc thiếu hụt protein sẽ làm tóc chậm phát triển, mỏng và yếu đi. Những thực phẩm giàu protein bao gồm thịt gà, thịt lợn và thịt bò nạc. Bổ sung vitamin C, cung cấp cho cơ thể của bạn một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó mái tóc cũng sẽ khỏe đẹp hơn.
4. Chăm sóc da đầu yếu đúng cách
Đừng đợi đến khi da đầu xuất hiện gàu, viêm nhiễm, mẩn đỏ hay nấm rồi mới bắt tay vào chăm sóc da đầu. Vì da đầu khỏe không chỉ đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm, vi khuẩn mà còn là khởi nguồn cho một mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt tự nhiên.
Da đầu luôn được giữ sạch sẽ và được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, các nang tóc sẽ thông thoáng, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Da đầu sạch còn giúp việc truyền chất dinh dưỡng được đảm bảo, chân tóc hấp thụ tốt dưỡng chất để phục hồi.
Sử dụng dầu gội quá thường xuyên sẽ làm mất dần độ ẩm trên da dầu. Chăm sóc da đầu yếu rất cần được dưỡng ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng để da khỏe mạnh hơn. Hiện nay, khó có thể tìm được loại dầu xả, ủ tóc không làm bí lỗ chân lông. Do vậy, sử dụng những loại dầu thiên nhiên như dầu hạnh nhân, dầu dừa,… rất thích hợp để dưỡng tóc.
Một nguyên liệu tự nhiên làm đẹp cơ thể từ làn da cho đến tóc không thể không nhắc đến dầu dừa. Dưỡng chất trong dầu dừa giúp mái tóc phục hồi nhanh chóng, cải thiện tình trạng gãy rụng và bóng mượt đáng kể.
Một số loại mặt nạ giúp tóc phục hồi nhanh như mặt nạ bơ, bạn chỉ cần xay nhuyễn một quả bơ sau đó trộn chung hỗn hợp trên với trứng gà (dùng được cả lòng đỏ và trắng) và dầu ô liu.
Thoa đều hỗn hợp trên từ ngọn tóc đến chân tóc, quấn khăn hoặc dùng mũ chụp đầu để ủ tóc trong thời gian từ 20-30 phút. Lưu ý rằng, bạn nên gội đầu với nước ấm trước để loại sạch hoàn toàn lớp mặt nạ dính trên tóc. Sau đó mới sử dụng dầu gội và xả lại bằng nước lạnh.
Xem thêm 8 cách phục hồi tóc hư tổn từ trứng gà tại đây
5. Những hạn chế trong việc chăm sóc da đầu yếu
Bạn nên hạn chế việc sử dụng hóa chất. Nhuộm tóc liên tục sẽ gây hư tổn cho tóc, thậm chí còn tệ hơn sử dụng các dụng cụ tạo kiểu bằng nhiệt khác. Bởi thuốc nhuộm tóc chứa chất hóa học và màu có thể làm tóc mất đi độ chắc khỏe và bóng đẹp tự nhiên. Thường xuyên nhuộm tóc sẽ làm tóc khô xơ, thiếu sức sống và gãy rụng.
Khi bạn sử dụng hóa chất hay các loại máy sinh nhiệt để tạo kiểu cho mái tóc có nghĩa là bạn đã thay đổi kết cấu tự nhiên của tóc. Sử dụng thường xuyên các sản phẩm tạo kiểu gây bí lỗ chân lông. Việc dùng sản phẩm giữ nếp tóc, gôm, xịt,… đều là thủ phạm gây hại cho tóc.
Sấy tóc là lựa chọn số 1 của nhiều chị em để thoát khỏi tình trạng ướt át, khó chịu, nhưng hơi nóng thổi trực tiếp vào tóc sẽ khiến tóc dễ bị khô và xơ. Do đó, nếu chưa gấp gáp phải ra đường, bạn nên để tóc khô tự nhiên (hạn chế sử dụng máy sấy), sau đó mới chải để tóc vào nếp nhé.
Chải đầu quá nhiều có thể làm cho tóc của bạn xơ xác hoặc dễ gãy. Không chải đầu ngay sau khi gội. Chải tóc liên tục là một trong những điều tồi tệ nhất bạn làm cho tóc gãy rụng. Quan điểm trước đây cho rằng bạn cần phải chải tóc càng nhiều càng tốt thật sự là sai lầm. Trên thực tế, chỉ nên chải tóc vài lần mỗi ngày đã là nhiều vì khi chải tóc tức là bạn đang kéo tóc, điều này có thể làm chân tóc yếu đi và dần dần có thể làm hỏng tóc.
Bạn có biết tóc cũng cần được bảo vệ và chống nắng? Mái tóc tiếp xúc với ánh nắng lâu ngày trở nên khô xơ, hư hại, cuối cùng là gãy rụng nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tia UV chỉ dừng lại ở tóc mà sẽ không làm tổn hại đến da đầu. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Da đầu của chúng ta có cấu trúc chỉ là gồm lớp che phủ mỏng. Tóc không thể bảo vệ hoàn toàn da đầu khỏi ảnh hưởng của tia tử ngoại.
6. Bổ sung tinh chất chuyên sâu cho tóc
Bí quyết để mái tóc bóng mượt sau khi gội đó là bạn dùng khăn mềm thấm bớt nước. Sau đó, bạn có thể dùng khăn quấn tóc lại và để trên đầu cho khăn tự thấm nước, hoặc lau nhẹ rồi để tóc khô tự nhiên.
Khi tóc đã khô hoàn toàn, bạn dùng tay (hoặc lược) xới nhẹ mái tóc để từng sợi tóc bung rời đem lại cảm giác bồng bềnh. Trước khi đi ngủ, bạn nên cho mái tóc hấp thu dưỡng chất bằng chút dầu dưỡng hoặc serum chuyên sâu sẽ giúp mái tóc suôn mượt và mềm mại. Bạn cũng có thể bổ sung các sản phẩm nuôi dưỡng và phục hồi tế bào mầm tóc chuyên biệt để giúp tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Việc sở hữu một mái tóc khỏe mạnh, óng ả, mềm mượt có thể làm bạn thêm tự tin và xinh đẹp hơn. Mái tóc đẹp là niềm ao ước của phụ nữ chúng mình. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chăm sóc tóc đúng cách.Trên đây là những thói quen chăm sóc tóc da đầu yếu rất dễ dàng để thực hiện, không tốn nhiều tiền và thời gian của bạn. Hãy thực hiện chúng để có một mái tóc chắc khỏe và bóng mượt bạn nhé.