Ngứa ngáy, khó chịu, nhiều gàu, rụng tóc,… là những triệu chứng đáng ghét mà bạn phải đối diện khi bị nấm da đầu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, nấm còn khiến da đầu bong ra nhiều mảng vảy bong tróc, rụng tóc nhiều dẫn đến đầu bị hói hoặc để lại sẹo vĩnh viễn rất là mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Đứng trước những nguy cơ đó, bạn nên làm gì khi bị nấm da đầu? Để có được lời giải đáp mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
1. Nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm sợi gây lên thuộc loài Trichophyton và Microsporum gây lên khi chúng xâm nhập vào sợi tóc của chúng ta. Đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác trên da đầu như: bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã. Khi bị bệnh nó khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nếu không điều trị sớm bệnh tiến triển nhanh khiến cho da đầu bị viêm nhiễm nặng hơn. Từ đó, rất đến rụng tóc diện rộng, để lại sẹo vĩnh viễn rất mất thẩm mỹ.
Đọc thêm: Nấm da đầu có tự khỏi được không?
2. Nguyên nhân dẫn đến bị nấm da đầu?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm là do nấm sợi thuộc nấm Microsporum và Trichophyton xâm nhập vào tóc gây lên. Kết hợp với một số yếu tố thuận lợi sau dẫn tới nấm phát triển nhanh hơn như:
- Không vệ sinh đầu thường xuyên: nhiều người có công việc bận rộn không có thời gian để gội đầu nên thường để đầu rất bẩn rồi mới gội. Đây chính là môi trường thuận lợi để cho nấm phát triển.
- Để tóc ướt, ẩm khi đi ngủ: nhiều bạn có thói quen gội đầu vào buổi tối, nhưng sau khi gội xong tóc chưa khô hoặc còn ẩm đã đi ngủ. Tóc ẩm và ướt là điều kiện để nấm sinh sôi và phát triển.
- Vệ sinh đầu không sạch sẽ: gội đầu không sạch sẽ kết hợp với bụi bẩn, bã nhờn đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển hơn. Ngoài ra, trong lúc gội đầu dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh gây xước da đầu. Một khi da đầu đã bị tổn thương thì nấm rất dễ xâm nhập vào trong sợi tóc.
- Dùng chung đồ với người bệnh: việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như: mũ, lược, gối, khăn lau đầu,… cũng dễ bị nhiễm nấm.
- Lây từ vật nuôi: những vật nuôi trong gia đình rất dễ bị nấm xâm nhập, nếu bạn tiếp xúc với những vật nuôi đó cũng rất dễ bị nhiễm nấm.
3. Triệu chứng khi bị nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu thường phát triển theo từng giai đoạn một. Do đó, bạn nên đi khám sớm để có biện pháp điều trị phù hợp khi xuất hiện các biểu hiện sau:
Giai đoạn đầu – da đầu xuất hiện gàu: đây là dấu hiệu đầu tiên khi xuất hiện bệnh, nấm gây kích ứng da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn kết hợp với tế bào chết tạo lên gàu. Thường giai đoạn này người bệnh không để ý nên bệnh có thời gian để phát triển nặng hơn.
Giai đoạn 2 – ngứa và mọc mụn: trên da đầu xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn gây lên ngứa và khó chịu, khiến cho bạn muốn gãi liên tục. Ngoài ra, ở giai đoạn này người bệnh còn có thể xuất hiện những mụn đỏ li ti trên da đầu.
Giai đoạn 3 – rụng tóc: rụng tóc là dấu hiệu bình thường nhưng nếu bạn rụng với số lượng lớn kèm theo triệu chứng ngứa và mọc mụn thì chứng tỏ bạn đang bị nấm da đầu rồi đó. Tóc rụng nhiều gây ra hói da đầu khiến cho người bệnh có cảm giác tự ti về bề ngoài của mình.
Do người bệnh chủ quan coi thường các triệu chứng trên hoặc do bệnh dễ nhầm lẫn với các biểu hiện sinh lý của bệnh khác. Nên bệnh rất dễ tiến triển nặng hơn dẫn đến da đầu bị viêm nhiễm, mưng mủ, sưng phồng dẫn đến chảy máu, rụng tóc vĩnh viễn không mọc lại nữa.
Xem thêm: Tìm hiểu các loại thuốc trị nấm da đầu
3. Cách chăm sóc tóc khi bị nấm da đầu
Nấm da đầu không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp bệnh nấm có thể chữa khỏi tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị hoặc điều trị sai cách rất dễ dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn như: rụng tóc, hói đầu, để lại sẹo. Do đó, khi phát hiện bản thân bị nấm da đầu, bạn cần làm một số việc sau:
3.1. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện nấm da đầu tại nhà
Vệ sinh da đầu sạch sẽ:
Nấm sẽ phát triển mạnh khi da đầu ẩm ướt và có độ PH dao động từ 6.9 – 7.2. Việc vệ sinh đầu sạch sẽ giúp loại bỏ được bẩn, bã nhờn trên tóc, cân bằng độ PH cho da đầu, giúp hạn chế sự sinh sôi và phát triển của nấm. Ngoài ra, bạn cần để ý trong lúc gội không nên dùng móng tay gãi mạnh làm xước da đầu và không đi ngủ khi tóc còn ẩm, ướt.
Dùng dầu gội dành cho người bị nấm da đầu: hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội dược liệu có tác dụng cải thiện tình trạng nấm da đầu. Với các thành phần từ thiên nhiên rất an toàn khi sử dụng và giúp loại bỏ nấm, cải thiện gàu và ngứa da đầu hiệu quả.
Không đội mũ quá chật: thời tiết nắng nóng đội mũ chật trong một thời gian dài sẽ khiến đổ nhiều mồ hôi, tóc lúc nào cũng trong tình trạng bết dính. Môi trường ẩm ướt thuận lợi cho nấm phát triển mạnh hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị nấm thì nên bỏ thói quen này sớm nhé.
Không gãi và cào mạnh da đầu: khi bị nấm da đầu thường khiến cho người bệnh ngứa, khó chịu nên khiến bạn luôn có cảm giác muốn gãi, cào. Tuy nhiên, hành động này không giúp giảm được cơn ngứa mà còn khiến gàu xuất hiện nhiều hơn, nấm trong móng tay lan sang những vùng da khác. Việc gãi mạnh còn khiến da đầu bị tổn thương dẫn đến bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng rất khó điều trị khỏi bệnh về sau.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: trong thời gian bị nấm da đầu bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên chăm chỉ tập thể dục, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
3.2. Cắt tóc ngắn
Khi bị nấm thường dẫn đến da đầu bị viêm, làm cho chân tóc bị suy yếu, gây ra tình trạng tóc rụng không kiểm soát đọc. Nếu bạn sở hữu một mái tóc dài và dày, lực co kéo lên chân tóc sẽ càng mạnh hơn, khiến cho lượng tóc rụng sẽ càng nhiều. Không những vậy, tóc dài làm tăng mồ hôi trên da đầu, đây là nơi trú ngụ lý tưởng của nấm và vi khuẩn. Chính vì những lý do trên, những người bị nấm da đầu nên cắt tóc ngắn trong thời gian bị bệnh. Mái tóc ngắn vừa dễ dàng làm sạch vừa giúp các sản phẩm trị nấm tác động được tốt hơn.
3.3. Áp dụng các biện pháp cải thiện nấm da đầu bằng phương pháp dân gian
Trong trường hợp bạn bị nấm ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể dùng một số nguyên liệu từ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị nấm da đầu rất hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên liệu mà bạn có thể áp dụng:
Gội đầu với nước bồ kết:
Đây là nguyên liệu khá quen thuộc với những chị em, trong dân gian nước bồ kết được sử dụng để gội đầu giúp bạn có được mái tóc mềm mượt và đen nhánh. Ngoài công dụng trên loại quả này còn có tác dụng trong việc cải thiện nấm da đầu rất hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quả bồ kết có chứa chất Saponin, đây là chất kháng khuẩn và kháng viêm trong y học. Ngoài ra, khi gội đầu với nước bồ kết, độ PH trên da đầu cũng được cân bằng trở lại, giúp ức chế nấm và vi khuẩn phát triển hoặc tái nhiễm trên da đầu. Các thành phần vitamin và khoáng chất trong quả bồ kết cung cấp các dưỡng chất cho tóc từ sâu bên trong, phục hồi tóc hư tổn và kích thích tóc mọc trở lại.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 5 -7 quả bồ kết, nướng trên bếp lửa khi nào có mùi thơm thì tắt bếp.
- Cho bồ kết vào đun sôi với 2 lít nước. Nước sôi vặn nhỏ lửa đun đến khi nước chuyển sang màu vàng và sủi bọt thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau cho nguội. Dùng nước bồ kết để gội đầu, trong lúc gội kết hợp massage nhẹ nhàng 3 -5 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào tóc.
- Bạn thực hiện kiên trì 2 lần/tuần trong vòng 1 tháng, triệu chứng nấm da đầu sẽ được cải thiện rõ rệt.
Gội đầu với nước lá hương nhu:
Một cách cải thiện nấm da đầu hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là gội đầu với nước lá hương nhu. Theo Đông y, cây hương nhu có vị cay nồng, tính ôn nên rất tốt trong việc cải thiện bệnh này. Tinh dầu của hương nhu có tác dụng trong việc kháng viêm và kháng khuẩn, giúp da đầu phục hồi nhanh chóng những tổn thương do nấm gây lên.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm hương nhu, đem rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối pha loãng tầm 10 phút thì vớt ra.
- Cho hương nhu vào nồi đun sôi với 2 lít nước, nước sôi vặn nhỏ lửa tầm 5 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước hương nhu ra thau chờ nước nguội. Dùng nước này để gội đầu, trong lúc gội kết hợp massage nhẹ nhàng để các tinh chất thẩm thấu sâu vào da đầu.
- Bạn nên áp dụng 1 – 2 lần/tuần, tình trạng nấm da đầu sẽ được cải thiện. Ngoài ra, nước hương nhu còn giúp loại bỏ gàu và giảm ngứa rất tốt.
3.4. Dùng thuốc trị nấm
Trong trường hợp bạn bị nấm da đầu nặng, viêm nhiễm, tóc rụng nhiều bạn nên dùng thuốc trị nấm để điều trị hiệu quả và dứt điểm. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc nào bạn đều phải dựa trên cơ sở chỉ định và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là một số loại thuốc trị nấm mà bạn có thể tham khảo: thuốc uống chống nấm da đầu thường được bác sĩ kê đơn như: Terbinafine, Griseofulvin, Fluconazole, Itraconazole,…
- Griseofulvin thường được chỉ định dùng để điều trị do nấm Microsporum gây lên và uống trong khoảng từ 6 – 8 tuần, trong quá trình uống thuốc bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,…
- Còn với thuốc Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine dùng để điều trị do nấm Trichophyton gây lên và thời gian sử dụng ngắn hơn, thường chỉ kéo dài từ 2 – 4 tuần.
Trong trường hợp nặng hơn, nấm da đầu xuất hiện viêm nhiễm, bội nhiễm, bác sĩ sẽ kết hợp thêm thuốc sát khuẩn tại chỗ và kết hợp với uống thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
Nấm da đầu là bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nó khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt. Vì vậy, tùy theo mức độ của bệnh mà bạn có thể áp dụng những biện pháp mà Dưỡng tóc chia sẻ ở trên. Chúc bạn sở hữu mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt.
Tham khảo thêm: Không bị gàu mà ngứa da đầu là tại sao?