Tìm hiểu về chân tóc và cấu trúc của tóc là vấn đề mà ít ai để bởi thông thường khi có vấn đề về tóc, họ thường nghĩ tìm hiểu ngay đến cách khắc phục. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và khoa học về tóc sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chăm sóc tóc tốt hơn đồng thời cũng như nhanh chóng tìm ra nguyên nhân tóc hư tổn.
Mục lục
Tóc là gì?
Tóc là một phần trên cơ thể con người, với thành phần là chất sừng (keratin). Chất này có ở một số các vị trí khác nhau như móng tay, móng chân và lớp biểu bì ở ngoài da. Bên cạnh đó, tóc còn được cấu tạo từ các thành phần khác như kẽm, lưu huỳnh, bitotin,…
Mỗi sợi tóc đều có chu kỳ phát triển gồm 3 giai đoạn: sinh trưởng, thoái triển và giai đoạn nghỉ.
Giai đoạn sinh trưởng (anagen): là quá trình tóc được hình thành và bắt đầu nhú lên khỏi da đầu. Thân tóc xuất hiện cùng với quá trình sừng hóa phía trên. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 6 năm. Mỗi ngày tóc mọc dài 0,3 – 0,4 mm và một tháng dài tối đa 1cm.
Giai đoạn thoái triển (catagen): ở giai đoạn này, có rất nhiều thay đổi trên mái tóc. Toàn bộ mọi hoạt động tăng trưởng đều dừng lại, kể cả quá trình tổng hợp melain. Giai đoạn này kéo dài 2 – 3 năm.
Giai đoạn nghỉ (telegen): nang tóc không hoạt động, dần co lại và rụng đi nhường chỗ để bắt đầu quá trình sinh trưởng của sợi tóc mới, chu kỳ mới của tóc lại bắt đầu.
Xem thêm: Chữa rụng tóc bằng trà xanh – bạn đã thử chưa?
Tìm hiểu về cấu trúc của tóc
Tóc có cấu trúc dạng sợi gồm 2 bộ phận là thân tóc và chân tóc.
1. Chân tóc là gì?
Chân tóc hay nang tóc là bộ phận nằm dưới da đầu, được bao bọc bởi bầu nhũ tóc. Nang tóc được cấu tạo bởi rất nhiều mạch máu nhỏ li ti cùng các hợp chất khác để nuôi dưỡng tóc. Như vậy, đây được coi là “phần sống” của tóc.
Xung quanh nang tóc còn có thêm sự xuất hiện của tuyến bã nhờn và mồ hôi. Đây là 2 tuyến có chức năng quan trọng giúp đào thải những hợp chất béo giúp tăng khả năng đàn hồi ở phần da đầu và bôi trơn sợi tóc.
2. Thân tóc
Thân tóc là phần nhú lên khỏi da đầu, là phần “sợi tóc” mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Nếu như nang tóc là “phần sống” của tóc thì thân tóc lại được ví như “phần chết” bởi không có sự trao đổi hóa sinh. Do vậy, mỗi khi cắt tóc bạn không có cảm giác đau.
Thân tóc có cấu tạo gồm 3 lớp từ ngoài vào trong lần lượt là lớp cutin (lớp biểu bì), cortex (lớp giữa) và medulla (lớp tủy).
Lớp biểu bì (cutin): bao gồm 5 – 10 lớp keratin trong suốt được xếp chồng lên nhau giống như vảy cá. Lớp cutin thực hiện chức năng bảo vệ tóc khỏi ảnh hưởng của hóa chất và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Các vảy keratin được liên kết với nhau bằng một chất kết dính KIT. Ngoài ra, bao bọc bên ngoài lớp biểu bì là màng lipid mỏng giúp tóc không thấm nước.
Lớp giữa (cortex): được cấu tạo từ các bó sợi nhỏ tạo thành và sắc tố (melanin – chất tạo màu cho tóc). Do vậy, đây là lớp tóc quyết định màu tóc nâu, đen, vàng cũng như độ chắc khỏe của tóc.
Lớp tủy (medulla): lớp này nằm bên trong sợi tóc, được cấu tạo bởi không khí và chất béo. Trong trường hợp tóc quá mỏng thì sẽ không có lớp tủy.
Cách chăm sóc để chân tóc luôn khỏe mạnh
1. Hạn chế những thói quen không tốt cho tóc
Chính những thói quen sinh hoạt hay chăm sóc tóc không đúng là nguyên nhân khiến cho chân tóc nhanh bị suy yếu và gãy rụng. Do đó, nếu muốn nang tóc luôn chắc khỏe, mái tóc óng mượt trước hết cần loại bỏ những thói quen xấu như:
Buộc hay búi tóc quá chặt bởi sẽ khiến tóc cũng như da đầu bị kéo căng và chân tóc sẽ yếu dần đi. Tốt nhất là để thả tự nhiên hay dùng những loại kẹp tóc như kẹp 3 răng hay dùng những chiếc khăn mềm để buộc lỏng nhẹ nhàng. Chính những vật dụng này sẽ hạn chế những áp lực lên da đầu và giảm rụng tóc hiệu quả.
Tránh lạm dụng các thiết bị tạo kiểu bằng nhiệt như máy sấy, máy uốn, duỗi tóc,…hay các hóa chất có trong thuốc nhuộm. Thời gian sử dụng tốt nhất các thiết bị tạo kiểu là 1 lần / tuần và 6 tháng / lần cho hóa chất nhuộm để hạn chế tối đa tình trạng tóc hư tổn.
Hạn chế sự tiếp xúc của tóc với ánh nắng mặt trời. Khi đi ra ngoài, nên che chắn cẩn thận và đội mũ rộng vành. Tia UV có thể khiến da đầu của bạn bị tổn thương.
Không gội đầu thường xuyên, chỉ nên gội với tần suất từ 2 – 3 lần / tuần. Bởi nếu gội đầu nhiều có thể khiến lượng dầu tự nhiên trên da đầu bị mất đi khiến tóc trở nên khô xơ và nhanh hư tổn.
Chọn dầu gội và dầu xả phù hợp, an toàn và lành tính. Ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phục hồi tóc từ bên trong và giảm nguy cơ khiến chân tóc yếu.
Tránh sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích. Do những đồ uống này không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn khiến da đầu bị tổn thương, chân tóc yếu và gãy rụng.
Tránh thức khuya, tránh căng thẳng, stress và dành thời gian nghỉ ngơi sắp xếp công việc hợp lý giúp giảm áp lực lên hệ thần kinh, lên não bộ đồng thời giúp thư giãn đầu óc và chân tóc khỏe mạnh hơn.
2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp nuôi dưỡng tóc tốt nhất. Thường xuyên sử dụng một số thực phẩm bổ sung collagen, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất giúp chân tóc luôn khỏe mạnh.
Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng, có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt giúp nang tóc luôn chắc khỏe, đặc biệt là vitamin H (Biotin) giúp tái tạo và phục hồi mái tóc hiệu quả. Do vậy, bổ sung trứng gà vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp chân tóc khỏe mạnh đồng thời hạn chế tình trạng khô xơ và giảm chẻ ngọn.
Quả bơ
Khi kể tên loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng không thể bỏ qua bơ bởi trong trái cây này có chứa hơn 14 loại acid amin và vitamin. Thường xuyên sử dụng trái cây này giúp tăng cường quá trình sản xuất collagen nội sinh trong cơ thể. Nhờ vậy mà chân tóc được nuôi dưỡng khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng. Hơn thế nữa, bơ còn là nguyên liệu tuyệt vời để chăm sóc làn da mịn màng và sáng bóng.
Chuối
Không chỉ là trái cây yêu thích của khá nhiều người, chuối còn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết giúp chân tóc khỏe mạnh. Thường xuyên bổ sung chuối khiến các tổn thương trên da đầu được phục hồi nhanh chóng, từ đó kích thích nang tóc khỏe mạnh hơn, cải thiện tình trạng gãy rụng hiệu quả.
Nước
Nước là thành phần quan trong của cơ thể và là yếu tố cần thiết cho mái tóc. Việc uống đủ nước mỗi ngày giúp bạn hoạt động tốt hơn cũng như nang tóc chắc khỏe hơn. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp giữ ẩm, khiến mái tóc của bạn trở nên bóng mượt và chắc khỏe hơn.
Một mẹo nhỏ cho những bạn lười uống nước là hãy để cốc nước gần tầm với nhất, kể cả chỗ làm việc để bạn có thể “tiện tay” uống thêm nước.
Bên cạnh những thực phẩm trên, để chân tóc luôn khỏe mạnh bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm khiến nang tóc bị yếu đi hay ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tóc như:
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ rán, chiên, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán,…
- Thực phẩm đóng hộp như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…
- Thức uống có gas, chứa đường hóa học,…
3. Sử dụng dầu gội dược liệu Nguyên Xuân
Hiện nay, việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc từ các thành phần thiên nhiên luôn được ưu tiên sử dụng bởi sự an toàn và lành tính mà chúng mang lại.
Được lấy cảm hứng từ nồi nước gội đầu của các bà các mẹ ngày xưa, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân ra đời sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển của công ty Dược phẩm Hoa Linh. Dầu gội là sự kết tinh của các thảo dược tự nhiên trong cùng một công thức. Các nguyên liệu tạo nên Nguyên Xuân được lựa chọn kỹ càng, tinh chế để loại bỏ hết các tạp chất. Do vậy, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân là những gì quý giá nhất của thảo dược giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu khỏe mạnh, giúp cho mái tóc luôn sạch, cải thiện tình trạng rụng tóc và khắc phục hiệu quả một số vấn đề về tóc như khô xơ, chẻ ngọn, tóc bạc sớm,…
Hơn nữa, Nguyên Xuân còn chứa tinh dầu sả chanh giúp lưu giữ hương thơm trên mái tóc dài lâu, giúp bạn thư giãn và giảm mệt mỏi sau mỗi lần gội.
Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu thêm về vấn đề chân tóc là gì và có những biện pháp để giúp chân tóc luôn khỏe. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn đọc sẽ chăm chút cho mái tóc của mình hơn để giữ nang tóc luôn khỏe mạnh, tình trạng rụng tóc hay các vấn đề về tóc khác sẽ không lần lượt “kéo đến” tìm bạn.
Có thể bạn chưa biết: Rụng tóc nhiều tuổi dậy thì – Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục hiệu quả.