Tháng cô hồn – một thời gian được xem là linh thiêng và có nhiều điều kiêng kỵ đặc biệt trong văn hóa dân gian. Liệu tháng cô hồn có nên cắt tóc không? Mời bạn xem lý giải chi tiết trong bài viết sau.
Tháng cô hồn là tháng mấy?
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa coi tháng 7 âm lịch hằng năm là tháng cô hồn (bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 âm lịch).
Người xưa tương truyền rằng, từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ đại xá khai môn âm phủ để các vong hồn được trở lại dương gian nhận lễ cầu siêu từ gia đình, người thân. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì cánh cổng Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại, cũng có nghĩa là ma quỷ phải quay về địa ngục.
Tháng cô hồn xuất phát từ truyền thuyết Phật giáo về một vị đạo sĩ tên là Mục Kiền Liên. Theo truyền thuyết, Mục Kiền Liên Thích là một đệ tử của Đức Phật đời thứ 9, người đã có công lớn trong việc cứu độ linh hồn.
Truyền thuyết kể rằng sau, trước khi tu thành chánh quả, cha mẹ của Mục Kiền Liên Thích đều đã mất sớm và trở thành quỷ đói, bị đọa vào địa ngục. Sau khi đắc đạo, Mục Kiền Liên muốn báo ân phụ mẫu nên dùng thiên nhãn quan sát khắp nơi, thấy song thân ngài đang bị giam hãm dưới âm ty với hình dạng quỷ đói hết sức đáng sợ: bụng to như núi, mà cổ họng chỉ nhỏ như cây kim, không thể ăn uống gì được, thân thể hai người chỉ còn da bọc xương mà thôi.
Mục Kiền Liên thấy vậy vô cùng đau xót bèn cầm một bát thức ăn dùng thần lực mang xuống âm phủ cho mẹ, nhưng thức ăn vừa đưa sát miệng liền hoá thành tro bụi. Mục Kiền Liên đành chịu bất lực, vội đi bái kiến và thuật chuyện của mình cho Phật Thích Ca nghe.
Đức Phật nói: “Cha mẹ ngươi thời còn sống đã tạo ra vô số tội lỗi, cho nên sau khi chết phải bị đọa vào địa ngục làm quỷ đói để chịu quả báo, một mình ngươi không thể đủ sức cầu độ cho họ được, mà phải dựa vào uy lực của tăng chúng mười phương mới mong giải thoát nổi.
Vào ngày rằm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tất cả tăng chúng đều cùng tụ họp tinh tiến tu hành, đến ngày rằm tháng 7 thì kết thúc và trong ngày này sẽ có nhiều tăng chúng đắc chánh quả. Ngày ấy, nếu ngươi muốn cứu song thân khỏi khổ quỷ đói, phải cúng dường cơm chay cho tăng chúng, như vậy công đức rất lớn, không những việc làm đó có thể giải thoát cho song thân ngươi khỏi khổ quỷ đói, mà thậm chí còn có thể khiến 7 kiếp của song thân người còn được hưởng phúc trên trời. Giá như cha mẹ ngươi còn tại thế, thì việc cầu cúng ấy cũng có thể khiến họ được thêm phúc đức và trường thọ”. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, quả nhiên cha mẹ của tôn giả thoát được kiếp quỷ đói và siêu thăng”.
Chính vì thế, ngày rằm tháng 7 hằng năm còn được coi là ngày xá tội vong nhân hay lễ Vu Lan báo hiếu. Người dân có phong tục bày mâm cúng, phóng sinh để báo đáp công ơn sinh thành của tổ tiên đồng thời an ủi các linh hồn để giảm bớt sự tủi khổ từ địa ngục.
Tháng cô hồn có nên cắt tóc không?
Nhiều người tin rằng, tháng cô hồn là tháng dữ nhất trong năm vì thời gian này có nhiều ma quỷ quấy nhiễu, dễ gây ra những điều đen đủi. Vì vậy, để tránh bị các vong hồn quấy phá thì phải kiêng kỵ rất nhiều thứ:
- Không đi chơi đêm, tránh bị ma quỷ trêu ghẹo.
- Không phơi quần áo qua đêm vì ma quỷ sẽ mượn đồ để mặc.
- Không chụp ảnh vào ban đêm.
- Không nhặt tiền lẻ rơi vì có thể là tiền người ta cúng bái, người nhặt sẽ phải chịu tai họa thay cho người rải tiền.
- Không nên bơi lội dễ bị tai nạn nước.
- Không nên làm những chuyện lớn như ký kết hợp đồng, mua nhà, mua xe.
- Không treo chuông gió đầu giường, không gọi tên người khác vào ban đêm.
- Không ăn vụng đồ cúng vì sẽ bị ma quỷ hù dọa, dễ gặp chuyện không hay.
- Không cúng đồ mặn vì có thể khiến phần âm của ma quỷ thêm hung tợn hơn.
- Không đốt tiền vàng mã.
- Không nhổ lông chân vì quan niệm “một sợi lông chân quản 3 con quỷ” nên nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn sẽ dễ gặp chuyện xui xẻo.
- Không cắt tóc để tránh bị ốm đau, bệnh tật.
Theo quan niệm của ông bà ta thì có những thời gian khác trong năm cũng cần kiêng kỵ chuyện cắt tóc, chẳng hạn như:
Không cắt tóc khi gia đình đang có tang để tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn tới người vừa khuất và để vong linh của người đã mất vẫn có thể nhận ra được người thân trong gia đình.
Không cắt tóc vào ngày đầu năm vì cho rằng việc bắt đầu năm mới với một mái tóc không lành lặn là điềm báo mọi chuyện không suôn sẻ, như ý.
Không cắt tóc vào mùng 1 hay ngày rằm để tránh tiêu hao sinh huyết, tránh mất đi may mắn và phước đức.
Không cắt tóc khi đang mang thai để tránh rút hết tài lộc, tuổi thọ của con cái sau khi sinh ra.
Thực tế, cắt tóc là việc hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe dù cho thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Nên bạn có thể cắt tóc hoặc chờ cho tới khi tháng 7 âm lịch qua đi mới thực hiện điều đó cũng không sao, vì điều đó là tùy thuộc vào niềm tin tín ngưỡng tâm linh của bạn.