Ngứa da đầu và nổi mụn là tình trạng rất hay gặp khi thời tiết nắng nóng. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người mắc phải. Vậy ngứa da đầu kèm theo nổi mụn là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây
Mục lục
Da đầu ngứa và mọc mụn là dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường, nếu da đầu ngứa và mọc mụn thường hay bị bỏ qua nếu triệu chứng ngứa không trở nên dữ dội. Nguyên nhân một phần là do tóc đã che khuất những mụn nhỏ li ti trên đầu khiến bạn không để ý. Tình trạng này nếu càng để lâu, mụn sưng tấy, lở loét, viêm nhiễm và lan sang các vùng da khác. Vậy da đầu bị ngứa và nổi mụn là do bệnh lý gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé
Nấm da đầu
Nấm da đầu do một loại vi khuẩn Trychophyton gây nên, chúng tấn công và tích tụ mầm bệnh trên da đầu gây ngứa và rụng tóc. Bệnh lý này hay gặp ở người da đầu tiết nhiều bã nhờn hay có thói quen uống bia rượu, ăn hải sản. Nếu không được điều trị, những mụn nước to dần, lan khắp đầu, sau cùng là bong tróc đóng vảy màu hồng và mùi hôi.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh tự miễn, có thể gặp ở nhiều người. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng như ngứa rát, khi gãi sẽ xuất hiện các lớp vảy bong tróc trên da đầu. Bệnh rất dễ tái phát.
Viêm nang chân tóc
Bệnh lý này hay gặp ở những người tiết nhiều tuyến bã nhờn trong khi đó lại không vệ sinh sạch sẽ da đầu, lâu dần sẽ dẫn đến viêm nang chân tóc. Những triệu chứng hay gặp như nổi mụn, ngứa, chảy dịch vàng khi gãi. Lúc này, da đầu cảm thấy hơi rít.
Viêm da tiếp xúc
Các sản phẩm chăm sóc tóc thường chứa những chất hóa học gây dị ứng da đầu. Da đầu sẽ nổi mụn ngứa, khiến người mắc phải cảm giác khó chịu vì phải thường xuyên đưa tay lên đầu gãi và mất đi sự tự tin trong giao tiếp.
Xem thêm: Ngứa da đầu về đêm – những điều bạn cần biết?
Nguyên nhân nào khiến da đầu ngứa và mọc mụn?
Ngứa da đầu kèm theo mọc mụn là tình trạng viêm nhiễm do một số tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Bệnh hay gặp ở những người nhiều tuyến bã nhờn nhưng không thường xuyên được làm sạch. Lâu dần, những tác nhân gây bệnh sẽ trú ngụ tại lỗ chân lông, khiến da đầu trở nên ngứa ngáy hơn.
Sau đây là nguyên nhân gây ngứa da đầu nổi mụn
- Thời tiết nóng bức, mồ hôi ra nhiều.
- Gội đầu không thường xuyên gây tích tụ bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông.
- Da đầu bị gàu nhưng không được điều trị.
- Do thói quen sinh hoạt: uống nhiều cà phê, dùng các chất kích thích, thức khuya nhiều,…
- Do thói quen chăm sóc tóc không đúng: đi ngủ khi tóc chưa khô, sử dụng những loại dầu gội, sản phẩm chăm sóc tóc gây dị ứng.
- Dùng móng tay gãi đầu với lực mạnh, gây tổn thương da đầu, tạo điều kiện cho một số tác nhân gây bệnh tấn công.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh về da đầu. Có thể nấm, vi khuẩn tồn tại trên đồ dùng sẽ lây lan sang da đầu bạn và gây bệnh.
Xem thêm: Cách chữa gàu ống vừa đơn giản lại hiệu quả tại nhà
Cách điều trị tận gốc da đầu ngứa và nổi mụn
Ngứa da đầu và mọc mụn tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến cho người mắc phải cảm thấy khó chịu, mất tự tin. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Khi đó, dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc Tây
Thông thường, để giảm ngứa da đầu kèm theo mọc mụn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamin. Trong từng trường hợp cụ thể, một số thuốc sẽ được kết hợp để điều trị bệnh tốt nhất.
Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, kháng sinh sẽ được chỉ định giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giảm ngứa và nổi mụn. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng liều dùng của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh.
Một số loại kháng sinh hay sử dụng như amoxicilin hay ampicillin.
Thuốc chống nấm: Được chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh là vi nấm. Thuốc có khả năng làm lành các vết thương do nấm gây ra, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Thuốc chống nấm hay được sử dụng dưới dạng kem bôi hay thuốc uống.
- Kem bôi: kem Clotrimazol, kem Ketoconazol, Nizoral.
- Thuốc uống: Itraconazol, Riseofulvin, Ketoconazol,…
Thuốc kháng virus: Thuốc được chỉ định sau khi bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra. Dựa theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng phù hợp.
Chú ý: Khi sử dụng thuốc, tuyệt đối tuân thủ liều dùng và cách sử dụng thuốc. Không tự ý mua thuốc về dùng, tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Bạn nên tham khảo: Ngứa da đầu nên dùng thuốc gì?
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Phương pháp này đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm. Bạn có thể áp dụng ngay khi da đầu bị ngứa và mọc mụn
Dùng giấm và baking soda
Đây đều là hai nguyên liệu quen thuộc và dễ tìm. Sử dụng 2 nguyên liệu giúp giảm ngứa và nổi mụn hiệu quả
Cách thực hiện đơn giản như sau
Giấm: pha loãng với nước để gội đầu giúp giảm ngứa, mụn được kiểm soát đồng thời tóc mượt mà hơn.
Baking soda
- Chuẩn bị: 1 – 2 thìa cà phê baking soda
- Thoa trực tiếp lên da đầu
- Dùng tay massage nhẹ nhàng, lớp sừng bị bong tróc
- Gội sạch lại bằng nước.
Dùng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tác dụng khử trùng, giúp bạn ngăn ngừa tình trạng ngứa da đầu và nổi mụn hiệu quả. Ngoài ra, tình dầu tràm còn giúp kích thích mọc tóc nhờ làm thông thoáng nang tóc, hạn chế tình trạng bụi bẩn tích tụ trên da.
Cách thực hiện
- Tinh dầu được pha lẫn với dầu gội
- Tiến hành gội đầu như bình thường
- Kiên trì thực hiện trong vòng 4 – 8 tuần, ngứa và nổi mụn sẽ giảm hẳn.
Dùng lá trầu không
Theo Y học cổ truyền, thành phần của lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, dân gian gọi trầu không là kháng sinh tự nhiên. Trầu không có thể kết hợp một chút muối sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Cách thực hiện
- Lá trầu không được rửa sạch cho vào nồi
- Thêm vào một chút muối, đun sôi trong 10 phút
- Đổ nước ra chậu, để nguội. Dùng hỗn hợp này gội đầu cho những người da đầu ngứa và nổi mụn
- Không dùng nước sạch để gội lại để các tinh chất có trong trầu không ngấm vào da đầu
- Nên thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần để hiệu quả được tốt hơn.
Sử dụng lá khế
Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, giảm ngứa, tiêu mụn nhọt nên thường được nhiều người dùng khi da đầu bị mẩn ngứa và mọc mụn.
Chuẩn bị
- 3 nắm lá khế rửa sạch, để ráo nước
- 2 muỗng muối ăn
Cách thực hiện
- Đun sôi lá khế + muối ăn + 2 lít nước trong 15 phút
- Đợi nguội, vớt bỏ lá khế
- Dùng hỗn hợp này để gội đầu, sau đó xả sạch lại với nước.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 lần, cảm giác ngứa sẽ được cải thiện và mụn sẽ biến mất. Ngoài ra, lá khế còn có công dụng kháng viêm, giúp ngăn ngừa gàu và nấm rất tốt.
Biện pháp phòng tránh da đầu bị ngứa và nổi mụn
Tình trạng này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mắc nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên có những biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh tái phát
- Gội dầu thường xuyên 2 – 3 lần / tuần. Trong một ngày không nên gội quá nhiều. Khi gội, không nên dùng móng tay gãi mạnh gây trầy xước, tổn thương da đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Với những người da đầu dễ bị dị ứng, không nên sử dụng dầu gội có tính tẩy rửa cao.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với những người mắc các bệnh về da đầu, đặc biệt là mũ, nón,…
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress. Khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng, da đầu bạn sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn đấy.
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh.
Những thực phẩm nên kiêng khi điều trị da đầu ngứa và mọc mụn
Trong quá trình điều trị, bên cạnh việc sử dụng thuốc hợp lý, đúng liều lượng, chế độ ăn cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm, nhất là những món họ không nên ăn. Dưới đây là một số lưu ý
- Hạn chế ăn hải sản: tôm, cua, cá, ốc,…
- Kiêng đồ tanh như thịt vịt, thịt bò, thịt gà,…dễ gây ngứa
- Hạn chế ăn thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối,…
- Tránh xa rượu, bia, nước tăng lực, cà phê,…
Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh được tình trạng da khô, bong tróc. Nên ăn một số hoa quả chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, bưởi giúp cải thiện tình trạng sừng hóa. Tỏi, rau diếp cá, lá hẹ,…là những thực phẩm giúp bạn tăng cường kháng thể và kháng viêm tự nhiên.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn cũng như những cách điều trị dứt điểm. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu do tình trạng này gây ra, hạn chế được biến chứng mà nó gây ra.
Xem thêm: Ngứa da đầu nên dùng dầu gội nào?