Tình trạng rụng tóc có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tóc rụng đó là sự tăng trưởng của hormone DHT. Vậy DHT là gì, tại sao nó là thủ phạm gây rụng tóc? Trong bài viết sau đây, duongtoc.vn sẽ giúp bạn lý giải câu hỏi này và tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
Mục lục
DHT là gì, tại sao nó là thủ phạm gây rụng tóc?
Rụng tóc là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nếu tình trạng này kéo dài gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. DHT là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc. Dưới đây là một vài thông tin về loại hormone này.
DHT là gì?
Theo các chuyên gia y tế, có đến 80% nguyên nhân gây rụng tóc là do DHT bị mất cân bằng. DHT là viết tắt của từ Dihydrotestosterone, một loại hormone sinh dục trong cơ thể con người. Nồng độ DHT trong cơ thể nam giới cao hơn hẳn so với nữ giới. DHT thuộc nhóm androgen, có tác dụng biểu hiện các đặc điểm sinh học của cơ bắp, lông, tóc và giọng nói.
10% testosterone dưới sự tác động của enzyme 5-alpha reductase sẽ chuyển hóa thành DHT. Loại hormone này mang hoạt tính mạnh, tác động đến nhiều cơ quan như nang tóc, bộ phận sinh dục, tuyến tiền liệt… DHT cũng đồng thời gây nên chứng rụng tóc nhiều ở cả nam giới và nữ giới.
Tại sao DHT là thủ phạm gây rụng tóc?
Tại sao DHT là thủ phạm gây rụng tóc? có rất nhiều người thắc mắc về câu hỏi này mà không biết được mức độ ảnh hưởng của loại hormone này với cơ thể như thế nào. Khi cơ thể sản sinh testosterone, hormone DHT cũng đồng thời gia tăng. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong quá trình dậy thì. Trong giai đoạn trưởng thành, thụ thể androgen liên kết với DHT, tác động lớn đến quá trình phát triển của tóc.
DHT khi liên kết với thụ thể dưới da đầu sẽ làm phá hủy và vô hiệu hóa hoạt động của nang tóc. Nang tóc teo dần, tóc không thể mọc được nữa. Theo các nghiên cứu y khoa, nam giới dễ chịu ảnh hưởng của hormone DHT hơn nữ giới. Khi rụng nhiều tóc mà không điều trị kịp thời, bạn dễ bị hói, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, càng ngăn chặn được các tác động tiêu cực của DHT càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Rụng tóc do nội tiết ở nữ giới: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân làm tăng DHT trong cơ thể
Khi trưởng thành, hormone androgen phát triển và mang tính cân bằng, bạn sẽ ít bị rụng tóc hơn. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể giảm testosterone làm mất cân bằng nồng độ DHT. Tóc bắt đầu rụng và trở nên khô, xơ, yếu hơn. Ngoài ra, nguyên nhân làm tăng DHT còn là do:
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau khi sinh nở sẽ làm thay đổi nổi tiết tố, làm mất cân bằng testosterone và hormone DHT. Từ đó sinh rụng tóc, tóc khô, xơ, chẻ ngọn. Ngoài nữ giới thì nam giới ở độ tuổi trung niên cũng dễ mắc phải tình trạng này.
- Người hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… làm suy giảm nội tiết tố, gia tăng hormone DHT.
- Khi tâm lý căng thẳng, stress, thức khuya thường xuyên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Cách làm giảm hormone DHT gây rụng tóc
DHT một khi đã gia tăng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mọc tóc, gây rụng tóc. Ngày nay, có rất nhiều biện pháp ngăn chặn sự gia tăng của DHT, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây để sở hữu được mái tóc chắc khỏe hơn.
Bổ sung thực phẩm một cách khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các nang tóc. Ngoài việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa, bạn cần phải lựa chọn các thực phẩm và bổ sung đúng cách. Theo đó, nên bổ sung vào bữa ăn các loại thực phẩm dưới đây:
- Cà chua: Loại quả này chứa nhiều lycopene gây ức chế DHT. Trong đó, khi nấu chín, hàm lượng lycopene sẽ hấp thụ hiệu quả hơn so với các lycopene có trong quả cà chua sống.
- Các loại hạt: Muốn giảm sự gia tăng của DHT, bạn nên ăn các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó… Qua đó, mái tóc sẽ mượt mà, không gãy rụng, chẻ ngọn.
- Rau lá xanh: Các loại rau như rau bina, cải xoăn… chứa nhiều chất xơ, kẽm và cung cấp nhiều dưỡng chất để tóc phát triển khỏe mạnh hơn.
- Trà xanh: Trong nước trà có chứa các chất chống oxy hóa, làm giảm sự chuyển hóa của các testosterone thành DHT. Ngoài ra, nếu không uống trà xanh bạn có thể dùng cà phê hay trà đen cũng sẽ cho hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, vì cà phê chứa cafein nên chỉ nên uống với lượng vừa phải. Khi caffein trong cơ thể quá cao sẽ gây mất nước, mất cân bằng DHT.
- Hạn chế đường: Đường làm gia tăng hàm lượng DHT trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc đồng thời làm hình thành nên căn bệnh tiểu đường.
Có thể bạn chưa biết: Chữa rụng tóc bằng trà xanh – bạn đã thử chưa?
Xây dựng lối sống khoa học
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp, một lối sống khoa học sẽ giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc do sự gia tăng của DHT. Muốn mái tóc chắc khỏe, mượt mà, bạn cần phải làm theo các hướng dẫn dưới đây.
Luyện tập thể dục đều đặn
Để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, người bệnh cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Nếu là người bận rộn, bạn chỉ cần luyện tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày là được. Một cách khác là tập ngắt quãng, chia nhỏ thời gian tập luyện vào buổi sáng và buổi tối, mỗi buổi tập khoảng 15 phút.
Mát xa da đầu
Để giảm căng thẳng, mệt mỏi, hãy mát xa da đầu mỗi ngày. Khi stress, cơ thể chuyển hóa testosterone thành DHT nhanh chóng hơn. Chính vì thế, bạn cần phải mát xa để kích thích quá trình lưu thông mạch máu diễn ra thuận lợi hơn. Thông qua đó, tóc cũng sẽ mọc lại một cách bình thường.
Nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách
Hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày, không được làm việc quá sức. Làm việc quá nhiều sẽ làm cơ thể mất cân bằng, sản sinh ra nhiều DHT. Vậy nên, sau giờ làm việc, bạn hãy chọn cho mình phương pháp thư giãn đầu óc, thư giãn cơ thể như đọc sách báo, nghe nhạc, xem chương trình truyền hình…, đồng thời hãy ngủ đủ giấc. Ngủ quá ít sẽ làm tăng căng thẳng, mệt mỏi, hàm lượng DHT theo đó cũng sẽ gia tăng.
Không dùng thuốc lá
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia y tế, những người hút thuốc lá thường sở hữu mức DHT cao hơn so với người bình thường. Nồng độ hormone DHT chỉ có thể trở lại bình thường khi bạn dừng việc hút thuốc lá lại.
Dùng thực phẩm chức năng
Một phương pháp khác giúp hỗ trợ điều trị tình trạng rụng tóc do DHT đó chính là sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc dầu hạt bí ngô. Các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây cọ lùn có tác dụng ức chế 5-alpha-reductase type II. Đây là loại enzyme hỗ trợ quá trình chuyển hóa testosterone thành DHT. Sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, với những người có bệnh lý nền, khi dùng thực phẩm chức năng cần hỏi xin ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi dùng.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng dầu hạt bí ngô. Đây là loại dầu đóng vai trò như một chất ức chế DHT tự nhiên. Loại dầu này tuy không mang đến hiệu quả nhanh như chiết xuất cọ lùn nhưng nó vẫn giúp cải thiện tình trạng rụng tóc một cách hiệu quả.
Một số loại thuốc có chứa finasteride hoặc thuốc bôi có 2% minoxidil có tác dụng làm giảm tình trạng rụng tóc, kích thích mọc tóc. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn nên tham khảo thật kỹ thành phần hoặc hỏi ý kiến các bác sĩ.
Một vài lưu ý khi bị rụng tóc
Tình trạng rụng tóc do sự gia tăng của DHT ngày nay khá phổ biến. Bạn cần phải chăm sóc cơ thể một cách khoa học, bổ sung dinh dưỡng phù hợp để ngăn chặn các tác động tiêu cực đến nang tóc. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng, người bị rụng tóc không nên bỏ qua:
- Khi thấy tóc rụng nhiều, cần phải nhanh chóng điều trị, tránh làm các nang tóc bị teo lại, tóc không thể mọc lại được nữa.
- Phụ nữ hay có thói quen cắt, tạo kiểu, ép, uốn nhuộm… để làm bản thân trông nổi bật hơn. Khi bị rụng tóc bạn tuyệt đối không nên sử dụng các loại hóa chất làm đầu sẽ khiến tóc hư tổn nặng nề hơn.
- Hãy lựa chọn loại dầu gội phù hợp, chọn các loại dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên càng tốt.
- Không chải tóc quá nhiều lần trong ngày. Sau khi gội đầu, không nên dùng máy sấy tóc hoặc chải đầu.
- Ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, đủ tiếng, không làm việc quá sức.
DHT là gì, tại sao nó là thủ phạm gây rụng tóc? Bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời thích hợp nhất. Tình trạng rụng tóc do DHT không quá nguy hiểm nhưng cần phải điều trị kịp thời, tránh gây nên những hậu quả ngoài ý muốn. Hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học để ngăn chặn tình trạng tóc khô, xơ, gãy rụng.