Bạn đã từng trải qua cảm giác đau đầu, chóng mặt sau khi gội đầu bằng nước lạnh hay chưa? Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao điều này xảy ra hay không? Hãy cùng Duongtoc.vn tìm hiểu lý do tại sao gội đầu bằng nước lạnh có thể gây gây đau đầu trong bài viết này.
Mục lục
Gội đầu với nước lạnh có lợi ích gì?
Gội đầu với nước lạnh có những lợi ích nhất định, đó là:
Thứ nhất: Nước lạnh làm kín lớp biểu bì tóc giúp giữ độ ẩm cho tóc.
Thứ hai: Nước lạnh làm se khít lỗ chân lông ngăn bụi bẩn tích tụ và thậm chí xâm nhập vào da đầu.
Thứ ba: Gội đầu với nước lạnh làm động và tĩnh mạch co lại giúp máu chảy ở áp suất cao hơn, đồng thời tăng mức độ của các hóa chất thần kinh dopamine và norepinephrine. Chính vì thế, sau khi gội đầu với nước lạnh nhiều người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, giảm bớt căng thẳng.
Tuy nhiên, vấn đề của việc gội đầu với nước lạnh là nó không loại bỏ dầu khỏi tóc một cách hiệu quả nên tóc khi đã khô có thể trở nên xoăn cứng hơn.
Tại sao gội đầu bằng nước lạnh gây đau đầu?
Da đầu là một trong những nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhất trên cơ thể. Các dây thần kinh này đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác nhau như: bảo vệ đầu khỏi các tác động bên ngoài, giữ ấm đầu, bôi trơn tóc,…
Chính vì thế, da đầu chịu kích thích tự nhiên từ nhiệt độ lạnh của nước sẽ dẫn tới phản ứng đau đầu. Loại đau đầu này được gọi là đau đầu do căng thẳng.
Bên cạnh đó, gội đầu với nước lạnh có thể khiến mạch máu co lại, từ đó gây ra cảm giác đau nhức đầu. Tình trạng này gọi là đau đầu do huyết quản.
Nhưng thực tế là không phải khi nào gội đầu với nước lạnh cũng gây đau đầu. Vào mùa hè, chúng ta thường tắm gội với nước lạnh và tất nhiên mọi chuyện vẫn bình thường. Tuy nhiên, khi cơ thể và nước có sự chênh lệch nhiệt độ lớn thì đau đầu dễ xảy ra, chẳng hạn như gội đầu ngay sau khi đi nắng về hoặc vận động ra nhiều mồ hôi, gội đầu với nước lạnh trong thời tiết mùa đông. Trong một số trường hợp, không chỉ là đau đầu mà còn có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa thậm chí là đột quỵ.
Nước gội đầu nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp?
Nhiệt độ nước phù hợp để gội đầu dao động từ 35 – 40 độ C.
Hiện nay, nhiều gia đình trang bị hệ thống vòi hoa sen có chức năng thông báo nhiệt độ nước rất tiện lợi, nhờ đó chúng ta hoàn toàn có thể biết được nhiệt độ nước phù hợp để tắm gội là bao nhiêu. Nhưng nếu không có thiết bị này, bạn cũng có thể dùng đầu ngón tay để cảm nhận nhiệt độ nước, nó nằm trong ngưỡng từ mát tới ấm, tùy theo từng mùa. Khi xả nước lên da đầu không thấy lạnh rùng mình hoặc nóng ran chân tóc là được.
Ngoài ra cần lưu ý, không gội đầu với nước lạnh vào các thời điểm sau:
- Không nên gội đầu với nước lạnh sau 22h đêm, tốt nhất là gội đầu và làm khô tóc trước 20h.
- Không nên gội đầu với nước lạnh khi ốm sốt cao.
- Không nên gội đầu với nước lạnh ngay khi cơ thể đang nóng, bài tiết nhiều mồ hôi.
- Không nên gội đầu với nước lạnh khi vừa ăn no hoặc uống nhiều bia rượu.
- Người bị bệnh tim, huyết áp cao, bệnh xoang không nên gội đầu hay tắm với nước lạnh.
Để gội đầu sạch hơn, tốt cho tóc hơn bạn nên áp dụng phương pháp “đầu nóng cuối lạnh”, tất nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa nóng và lạnh xen kẽ luôn nằm trong khoảng 35 – 40 độ. Cụ thể:
- Bước làm ướt tóc và làm sạch dầu gội nên sử dụng nước ấm (38 – 40 độ C). Nước ấm làm giãn nở lỗ chân lông, đẩy tất cả bụi bẩn và dầu nhờn ra khỏi da đầu.
- Bước làm sạch tóc với dầu xả/ kem ủ tóc nên dùng nước mát để đóng lớp biểu bì, giúp cho độ ẩm tóc không mất đi, tóc giữ được trạng thái bóng mượt tự nhiên.
Làm sao để không bị đau đầu sau khi gội xong?
Ngoài việc chú ý đến nhiệt độ nước gội đầu, các chuyên gia sức khỏe cũng liệt kê một số lưu ý để tránh bị đau đầu sau khi tắm gội xong:
1/ Không gội đầu quá lâu: Để tránh bị đau đầu và có cảm giác khó chịu, bạn không nên gội đầu quá lâu, nhất là khi áp lực nước từ vòi hoa sen hoặc động tác massage da đầu quá mạnh. Thời gian phù hợp để gội đầu là từ 7 – 10 phút.
2/ Không nên ngồi trước quạt hay điều hòa để làm khô tóc: Không khí lạnh có thể xâm nhập đột ngột khiến cơ thể bị mất nhiệt gây cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Tốt nhất là lau khô tóc với khăn mềm, sau đó dùng máy sấy có nhiệt độ vừa phải để làm khô tóc.
3/ Không nên đi ngủ khi tóc còn ướt: Tóc ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho nấm vi khuẩn phát triển, gây các bệnh viêm nhiễm da đầu. Bên cạnh đó, ngủ khi tóc còn ẩm ướt sẽ gây ra cảm giác nặng đầu, trì trệ vào ngày hôm sau.
Bài viết trên là những lý giải cho biết tại sao gội đầu với nước lạnh có thể gây đau đầu và hướng dẫn cách xác định nhiệt độ nước phù hợp để gội đầu. Nói tóm lại, nhiệt độ nước gội đầu phù hợp nằm trong ngưỡng 35 – 40 độ C, bạn có thể tùy chỉnh theo mùa và mức độ thoải mái của da khi tiếp xúc với nước để đảm bảo sức khỏe tốt.