Nếu là một người quan tâm đến mái tóc hay thường xuyên đến các salon chuyên nghiệp thì chắc hẳn phương pháp hấp dầu tóc không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hấp dầu đặc biệt là vấn đề hấp tóc giữ được bao lâu. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho những thắc mắc bấy lâu nay của bạn.
Hấp tóc là gì?
Hấp tóc hay còn được gọi là hấp dầu tóc, hấp tóc phục hồi, hấp dưỡng tóc. Đây là quá trình sử dụng 2 yếu tố là nhiệt độ, độ ẩm từ hơi nước cùng với dầu dưỡng giúp chăm sóc tóc một cách tốt nhất. Do vậy, phương pháp này có công dụng:
- Kích thích các nang tóc giãn nở giúp các dưỡng chất có trong các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu dưỡng, dầu xả thấm sâu vào sợi tóc.
- Thúc đẩy quá trình lưu thông máu dưới da đầu.
- Làm sạch da đầu và tóc, giúp cho việc tạo kiểu dễ dàng hơn.
- Giúp tóc mềm mại, chắc khỏe đồng thời kích thích tóc nhanh mọc dài hơn.
Tham khảo: Danh sách những thực phẩm giúp chân tóc luôn khỏe.
Tìm hiểu về các phương pháp hấp dầu tóc hiện nay
Hiện tại, 2 phương pháp hấp dầu chính là hấp nóng và hấp lạnh.
1. Hấp lạnh
Hấp lạnh hay còn được nhiều người biết đến với cái tên ủ tóc, hấp nguội tóc. Đây là cách thức dưỡng tóc thay vì sử dụng nhiệt độ thì đơn giản chỉ cần sử dụng dầu dưỡng ủ trực tiếp lên tóc, có thể sử dụng khăn hoặc mũ trùm để ủ tóc.
Hấp lạnh là phương pháp dưỡng tóc khá đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà mà không cần phải đến salon. Đặc biệt thích hợp với những mái tóc bị hư tổn nặng.
Hướng dẫn bạn cách hấp lạnh đúng chuẩn:
- Làm sạch tóc và da đầu, dùng khăn mềm lau bớt nước.
- Thoa dầu hấp (có thể kết hợp thêm một vài giọt tinh dầu như tinh dầu Olive, tinh dầu argan,…). Massage nhẹ nhàng đồng thời dùng khăn nóng hay mũ trùm để ủ thêm cho tóc giúp tóc hấp thu tối đa các dưỡng chất.
- Sau 10 phút (hoặc lâu hơn phụ thuộc vào mức độ hư tổn của tóc) xả sạch lại với nước.
2. Hấp nóng
Hấp nóng (hấp dưỡng tóc) là phương pháp dưỡng tóc cổ điển sử dụng độ ẩm từ hơi nước và nhiệt độ để tóc hấp thu độ ẩm cùng các dưỡng chất từ dầu hấp tóc và dầu dưỡng tốt hơn.
Phương pháp này giúp phục hồi tóc nhanh chóng, đặc biệt thích hợp với những cô nàng có mái tóc bị hư tổn ở mức độ nhẹ. Do đó, những nàng có mái tóc thường hay ít hư tổn thì nên dưỡng tóc bằng phương pháp hấp nóng sẽ đạt kết quả cao hơn.
Nếu như hấp lạnh tại nhà chỉ cần đến 3 bước thì khi thực hiện hấp nóng bạn cần thực hiện 4 bước như sau:
- Gội sạch đầu trước khi chuẩn bị hấp dầu nóng.
- Thoa đều dầu dưỡng, dầu hấp lên tóc.
- Tóc được đưa vào máy hấp tóc bằng hơi nước chuyên dụng.
- Cuối cùng xả lại bằng nước.
Có thể bạn chưa biết: Gợi ý những chăm sóc tóc bông xù hiệu quả.
Hấp tóc giữ được bao lâu?
Thực tế, câu hỏi “hấp tóc giữ được bao lâu” không có câu trả lời rõ ràng vì thời gian này còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ hư tổn của tóc. Nếu tóc khỏe, mức độ hư tổn nhẹ thì hấp dầu tóc có thể giữ được 1 tháng và sau 1 tháng này bạn mới nên đi hấp lại tóc. Ngược lại, nếu tóc hư tổn nhiều, chẻ ngọn và khô xơ nghiêm trọng thì phương pháp dưỡng tóc này chỉ giữ được trong khoảng 7 – 10 ngày.
Để biết chắc chắn hơn về thời gian hấp tóc bạn nên tham khảo ý kiến của thợ làm tóc chuyên nghiệp để hiểu rõ về tình trạng tóc của mình, từ đó giúp bạn chọn thời gian thực hiện lần hấp tóc tiếp theo phù hợp. Tuy đem lại nhiều công dụng với tóc nhưng nếu hấp dầu tóc quá thường xuyên lại gây phản tác dụng do thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến tóc càng bị tổn thương, bụi bẩn dễ bám vào tóc gây bết dính.
Hấp dầu tóc trong thời gian bao lâu?
Nhiều bạn có suy nghĩ rằng thời gian hấp tóc càng lâu thì tóc sẽ càng hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Thời gian hấp tóc tốt nhất là khoảng 10 – 30 phút.
Nếu tóc hư tổn nhẹ, mức độ khô xơ vừa phải thì nên hấp dầu trong khoảng 10 – 20 phút. Còn mái tóc đã bị hư tổn nặng thì nên hấp dầu trong khoảng 20 – 30 phút.
Lưu ý: không nên hấp quá 30 phút vì có thể khiến da đầu của bạn phồng rộp, tóc rụng nhiều hơn gây nên tình trạng hói đầu.
Hấp dầu có giúp tóc thẳng hơn không?
Câu trả lời là không. Do hấp dầu là phương pháp dưỡng tóc giúp chất dinh dưỡng thấm sâu vào từng sợi tóc tốt hơn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các dưỡng chất này đủ sức làm cho tóc thẳng ra nên việc những bạn có mái tóc xoăn tự nhiên muốn tìm kiếm phương pháp giúp tóc thẳng ra thì đây không phải là phương pháp bạn nên lựa chọn. Hấp dầu chỉ hỗ trợ cải thiện các vấn đề hư tổn mà tóc đang gặp phải.
Thế nhưng, hấp tóc giúp mái tóc của bạn trở nên mềm mịn và suôn mượt hơn rất nhiều, khắc phục tình trạng xơ rối của mái tóc. Lúc này, tóc của bạn trông sẽ mượt mà hơn và người đối diện sẽ có cảm giác thẳng hơn. Do vậy, dù không thể giúp thẳng tóc nhưng hấp tóc vẫn là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn để chăm sóc tóc.
Cách chọn dầu hấp tóc tốt nhất
Thực tế, không phải tất cả các loại dầu dưỡng đều phù hợp với mọi chất tóc. Đây cũng là vấn đề mà nhiều người khá băn khoăn khi lựa chọn dầu hấp phù hợp với mình. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
Tóc khô: nên chọn dầu hấp có thành phần dưỡng ẩm cao như chiết xuất argan, chiết xuất bơ, dừa,…giúp bổ sung các loại vitamin A, C cho tóc do tóc đang trong tình trạng thiếu sức sống.
Tóc dầu: đây là loại tóc bóng dầu, tiết nhiều dầu nhờn nên khiến tóc lúc nào trông cũng bết dính. Nên chọn những dầu dưỡng có thành phần giúp kiểm soát dầu như chiết xuất tre, trà xanh, gừng,…
Tóc dày: đây là loại tóc cứng, mật độ dày do vậy mà bạn nên sử dụng những dầu dưỡng tóc có thành phần protein giúp tóc mềm mượt hơn.
Tóc mỏng: đây là loại tóc độ đàn hồi kém, yếu hơn so với những loại tóc khác. Vì vậy, chất tóc này phù hợp với những dầu dưỡng có thành phần giúp phục hồi tóc, chứa collagen giúp mái tóc tràn đầy sức sống, bóng mềm hơn.
Những lưu ý khi dùng dầu hấp tóc
Khi đã chọn được dầu dưỡng phù hợp, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tận dụng được tối đa tác dụng của dầu dưỡng:
1. Trước khi hấp tóc
- Lựa chọn được dầu dưỡng phù hợp. Đọc kỹ các thành phần và hướng dẫn sử dụng của dầu dưỡng.
- Gội đầu sạch, dùng khăn lau bớt nước và dùng khăn nóng quấn kín tóc sẽ giúp các dưỡng chất thẩm thấu nhanh hơn vào tóc (hấp lạnh).
2. Trong khi hấp tóc
- Nhẹ nhàng massage da đầu bằng các ngón tay để tạo cảm giác dễ chịu và giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Chú ý tập trung vào phần ngọn tóc do phần tóc này ít dưỡng chất.
- Chỉ nên sử dụng một lượng kem vừa đủ, tránh dùng quá nhiều.
3. Sau khi hấp tóc
- Không nên sử dụng dầu xả vì có thể khiến các dưỡng chất trong dầu dưỡng vừa hấp thu vào tóc bị lấy đi.
- Không dùng máy sấy để làm khô tóc. Tốt nhất là dùng khăn mềm lau bớt nước và để khô tự nhiên.
Với những thông tin này chắc chắn bạn đã có thêm kiến thức về hấp tóc cũng như biết được hấp tóc giữ được bao lâu để có thể sắp xếp thời gian hợp lý giúp chăm sóc tóc một cách tốt nhất. Mái tóc sẽ trở nên chắc khỏe hơn, không còn xơ rối và chẻ ngọn.
Tham khảo: Top 9 dầu xả cho tóc rễ tre được yêu thích nhất hiện nay.