Khi bị ngứa da đầu, bạn thường khó tập trung vào một việc gì đó. Đặc biệt khi nhiệt độ tăng cao và mồ hôi đổ nhiều hơn, tình trạng ngứa sẽ tăng lên, vảy gàu có thể xuất hiện. Để loại bỏ cơn ngứa này, trước hết bạn phải biết được lý do tại sao bạn cảm thấy ngứa da đầu khi nóng. Cách khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Mục lục
1. Tại sao khi nóng lại gây ngứa da đầu?
Mùa hè đến đem theo cái nóng nực của thời tiết cũng là thời điểm khiến bệnh ngứa da đầu lại gia tăng và gây khó chịu cho nhiều người. Ngứa là một phản ứng của não bộ để đáp ứng với một số dạng kích ứng. Khi gãi, bạn có thể làm tổn thương da đầu và các nang tóc nhiều hơn. Nguyên nhân bên ngoài là do khí hậu nóng bức làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn, bã nhờn nhiều hơn gây ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi còn do một số các nguyên nhân khác.
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ngứa khi nóng mà bạn có thể đang gặp phải nhé.
1.1. Do gàu
Đây là nguyên nhân khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bản chất gàu là một tế bào chết, được hình thành bởi một loại nấm men là Melissa. Nấm Melissa hình thành và phát triển trong môi trường da đầu nhiều bụi bẩn và bã nhờn. Chúng phá vỡ lớp dầu tự nhiên có trên da đầu và tạo ra một acid có tên oleic – chất gây kích ứng với một số người.
Ngứa do gàu khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, nhất là vào mùa hè, da đầu tiết nhiều mồ hôi. Không chỉ gây ngứa, gàu còn là nguyên nhân khiến cho tóc bạn dễ rụng, dễ gãy và yếu hơn. Ngoài ra, tóc con khó mọc lên bởi gàu gây bít tắc lỗ chân lông.
Để điều trị gàu, bạn có thể dùng dầu gội trị gàu. Nếu thấy không có tác dụng, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên về da liễu để khám và điều trị bằng thuốc.
Tuy nhiên, một số trường hợp không bị gàu mà vẫn ngứa, vậy nguyên nhân do đâu?
1.2. Da đầu bị ngứa do có chấy
Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật CDC (Hoa Kỳ), ở Mỹ hàng năm có khoảng 6 – 12 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 11 có chấy trên đầu. Tuy lượng chấy ở trẻ em là rất lớn nhưng thực tế, ngay cả người lớn cũng có thể có chấy.
Một số dấu hiệu thường gặp để biết chắc chắn bạn có chấy như
- Trên sợi tóc có thấy trứng chấy
- Có cảm giác bết dính ở cổ hay trên da đầu
- Khó chịu, có cảm giác bức bối thậm chí khó ngủ
- Ngứa da đầu (do phản ứng dị ứng của da đầu với nước bọt của chấy).
1.3. Dị ứng
Nếu bạn bị ngứa da đầu kèm theo bong tróc thì có thể bạn đang bị dị ứng rồi đấy. Hãy kiểm tra lại những sản phẩm chăm sóc tóc hay dầu gội mà bạn đang sử dụng. Nguyên nhân này thường gặp ở những người thường xuyên dùng hóa chất, uốn, nhuộm, tạo kiểu,…Đa số các gel vuốt tóc, gôm xịt đều chứa chất hóa học và chất dễ gây kích ứng với người sử dụng.
Do vậy, trước khi sử dụng một loại sản phẩm chăm sóc tóc, bạn cần xem kỹ thành phần và thử độ dị ứng bằng cách cho ra cẳng tay để tránh bị ngứa da đầu.
1.4. Nấm da đầu
Nấm là một nguyên nhân không thể bỏ qua khi bị ngứa da đầu. Người bệnh xuất hiện những vảy gàu to, mảng tròn, một số trường hợp có viêm nhiễm, lở loét, ngứa ngáy khó chịu. Lúc đầu, vảy nhỏ bám li ti trên tóc, nếu bệnh trở nặng những đám vảy đó dần hình thành từng mảng lớn.
Nếu bị nấm da đầu, bạn có thể sử dụng muối pha loãng trị nấm. Đây cũng là một cách được nhiều người áp dụng.
1.5. Da đầu đổ nhiều dầu
Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, da đầu sẽ tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn nhiều hơn. Dưới ảnh hưởng của tia UV, da đầu là vị trí thuận lợi để nấm và các vi khuẩn gây bệnh trú ngụ. phát triển và gây cảm giác khó chịu cho bạn.
1.6. Buộc tóc quá chặt
Dưới cái thời tiết nóng nực, oi bức của mùa hè, bạn thường có xu hướng buộc tóc cao, chặt hay búi tóc để tạo cảm giác bớt nóng bức và thuận tiện cho công việc. Thế nhưng, nếu buộc tóc quá chặt sẽ gây rụng tóc do làm tổn hại đến nang tóc. Tóc yếu, dễ rụng và mỏng đi nếu bạn thường xuyên buộc tóc chặt trong một thời gian dài.
Trang báo Reader’s Digest (Mỹ) đã đưa tin buộc tóc chặt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tóc, các dây thần kinh và cơ ở da đầu khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy và đau.
Do vậy, nên dừng lại thói quen không tốt này. Thay vào đó hãy thả lỏng hoặc cột nhẹ nhàng nếu muốn tóc gọn gàng nhưng không ảnh hưởng xấu đến tóc.
Bên cạnh đó, ngứa da đầu còn là biểu hiện của một số bệnh lý như
- Bệnh á sừng
- Bệnh ghẻ
- Bệnh zona
- Bênh viêm nang lông
- Bệnh vẩy nến
Xem thêm: Ngứa da đầu và rụng tóc nhiều là bệnh gì?
2. Ngứa da đầu khi nóng có thể đi kèm với dấu hiệu nào?
Phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có biểu hiện ngứa da đầu nhẹ hay nặng kèm theo một số biểu hiện cụ thể. Khi thời tiết oi nóng, các triệu chứng này sẽ ngày càng tăng.
Một số dấu hiệu có thể đi kèm ngứa da đầu như
- Trên da đầu xuất hiện những vảy nhỏ rải rác hay tập trung tại một vị trí thành từng mảng có màu hồng, trắng hay đỏ.
- Da đầu rát nhẹ, khô.
- Mụn nhỏ mọc li ti hay thậm chí là các vết loét
- Tóc yếu, dễ rụng , dễ gãy,…
- Da đầu trở nên nhạy cảm hơn
3. Làm thế nào để điều trị ngứa da đầu khi nóng?
Để cải thiện ngứa da đầu do nóng, bạn có thể thực hiện nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng, nhẹ hay nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số biện pháp chữa ngứa da dầu được nhiều người áp dụng
3.1. Các phương pháp dân gian
Nếu trường hợp nhẹ, ngứa ngáy do một số bệnh ngoài da, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu tự nhiên.
Trị ngứa da đầu khi nóng bằng chanh
Trong chanh có chứa một số thành phần như acid acetic – chất diệt khuẩn, diệt nấm rất hiệu quả. Vitamin E có trong chanh giúp làm dịu da đầu, loại bỏ cơn ngứa của bạn nhanh chóng. Do vậy, khi bị ngứa da đầu do nóng, bạn có thể sử dụng
Cách 1
Sử dụng nước cốt chanh và thêm một chút nước ấm để uống. Một số bạn có thể thêm chút đường để dễ uống hơn.
Cách 2
Lấy phần vỏ chanh xoa nhẹ lên da đầu, còn phần nước cốt nhẹ nhàng massage lên da đầu trong khoảng 3 phút. Sau đó, gội lại với nước sạch.
Bạn có thể kết hợp đồng thời 2 cách để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trị ngứa da đầu khi nóng bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có khả năng chống viêm, chống nấm, sát trùng và giúp giảm ngứa hiệu quả. Bạn nên sử dụng với một chút nước để tràm trà pha loãng với liều lượng phù hợp vì nó có thể gây kích ứng nhẹ nếu ở dạng đậm đặc.
Cách thực hiện
- Sử dụng 10 – 20 giọt tinh dầu cho vào dầu gội, có thể dùng thêm dầu ô liu.
- Nhẹ nhàng massage da đầu
- Sau cùng gội sạch lại với nước.
Trị ngứa da đầu khi nóng bằng nha đam
Nha đam (lô hội) là nguyên liệu quen thuộc, có tính mát, có khả năng cấp ẩm và trị ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện
- Rửa sạch nha đam, gọt bỏ vỏ, sử dụng phần thịt xoa lên da đầu
- Ủ trong khoảng 20 phút, gội sạch lại với nước ấm.
Trị ngứa da đầu khi nóng bằng giấm táo
Acid acetic có trong giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, trị nấm và giảm ngứa da đầu hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: 3 thìa cà phê giấm táo + 1 cốc nước ấm
- Dùng hỗn hợp này massage nhẹ nhàng trực tiếp lên da đầu
- Ủ khoảng 20 phút, gội lại với nước sạch
Trị ngứa da đầu khi nóng bằng vỏ bưởi và sả
Đây đều là hai nguyên liệu dễ tìm, gần gũi và thân thuộc với mọi người. Chúng chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và giảm ngứa da đầu hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn cung cấp nhiều vitamin giúp nuôi dưỡng tóc.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau
- Chuẩn bị: 1 quả bưởi + 4 củ sả + vài lát chanh
- Cho hỗn hợp này vào nồi, thêm nước vừa đủ và đun sôi với nước
- Để nước đến nhiệt độ thích hợp và dùng gội đầu
3.2. Sử dụng thuốc Tây
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa, khi đi khám, bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, một số thuốc được chỉ định như
- Thuốc mỡ thoa ngoài da, kem dưỡng ẩm
- Corticoid, thuốc kháng histamin dạng bôi, uống hay tiêm
- Thuốc hỗ trợ hệ miễn dịch
- Thuốc chống nấm dạng bôi hay dạng uống nếu nguyên nhân gây bệnh là nấm men
- Thuốc làm chậm quá trình rụng tóc.
Thuốc Tây có thể làm bệnh nhanh khỏi hơn, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ. Do vậy, trong quá trình sử dụng, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc hay sử dụng thêm bất kỳ thuốc nào khác để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Hy vọng với những thông tin về ngứa da đầu do nóng trên đã giúp bạn có thêm hiểu biết cần thiết từ nguyên nhân đến cách điều trị. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan, đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm nếu đã áp dụng các biện pháp trên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng dầu dưỡng tóc tốt nhất dành cho bạn