Gàu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngứa da đầu. Tuy nhiên, có một số trường hợp da đầu không có gàu mà vẫn ngứa. Vậy đó là những nguyên nhân nào? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Để có được câu trả lời chính xác, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của duongtoc.vn.
Mục lục
1. Ngứa da đầu là gì?
Ngứa da đầu là một tình trạng phổ biển nhiều người mắc phải. Khi bị thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tuy đây là biểu hiện thông thường nhưng người bệnh không nên chủ quan vì ngứa da đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về da hoặc mắc bệnh ngoài da.
2. Nguyên nhân gây ngứa da đầu khi không có gàu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da đầu không xuất hiện gàu mà vẫn ngứa. Dưới đây là một số tác nhân dẫn đến tình trạng ngứa da đầu mà bạn có thể tham khảo:
Do dị ứng: da đầu ngứa là phản ứng dễ thấy khi bạn bị dị ứng với dầu gội hoặc các sản phẩm chăm sóc tóc. Hầu hết, trong các dầu gội, gel, keo xịt tóc hoặc các sản phẩm giữ nếp tóc đều chứa hóa chất độc hại hoặc một vài thành phần gây kích ứng với những ai có làn da mẫn cảm. Các chất gây dị ứng có thể là chất giữ ẩm, chất tạo bọt, tạo mùi thơm. Để tránh gây dị ứng trước khi chọn bất kỳ một sản phẩm nào, bạn nên đọc kỹ các thành phần và có thời gian dùng thử để đảm bảo độ an toàn cho da đầu.
Da đầu đổ nhiều dầu: lượng dầu nhiều trên da đầu cũng có thể khiến cho da đầu bị ngứa. Nguyên nhân dẫn đến lượng dầu tiết nhiều ở vùng da đầu do: thay đổi nột tiết, thời tiết nắng nóng, bụi bẩn nhiều, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ.
Do bị viêm da tiết bã: chứng viêm da tiết bã cũng là một nguyên nhân gây lên ngứa da đầu. Nguyên nhân gây lên bệnh có thể do nấm hoặc rối loạn hormone gây lên. Khi bị viêm da tiết bã da đầu có hiện tượng đỏ, bong tróc và rất ngứa.
Do bị nấm da đầu: đây là hiện tượng da đầu bị ngứa kèm theo theo các mảng bám màu trắng trông giống như gàu. Khi bị nấm da đầu nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, nấm sẽ lan ra các vị trí khác, nhất là những vùng bị tổn thương do gãi nhiều. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do vệ sinh đầu không sạch, để tóc ướt khi ngủ, dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như: khăn lau đầu, dùng gối của người bị nấm da đầu.
Bệnh chàm: đây là bệnh có thể khiến cho da đầu bạn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Các cơn ngứa thường sẽ khác nhau về mức độ bệnh và trở lên nghiêm trọng hơn nếu như bạn không có biện pháp chữa trị hiệu quả. Nếu người bệnh gãi nhiều trong giai đoạn bị bệnh có thế khiến da đầu bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.
Bệnh ghẻ: đây là bệnh do ký sinh trùng gây lên. Khi bị ghẻ ở da đầu, dấu hiện phổ biến nhất là ngứa, đặc biệt ngứa sẽ trở lên dữ dội hơn vào thời điểm ban đêm và khiến cho người bệnh bị mất ngủ.
Viêm nang lông: khi bị viêm nang lông, da đầu bạn có xuất hiện những nốt mụn có màu đỏ ở dưới chân tóc, kèm theo ngứa ngáy. Nếu bệnh nặng, các nốt mụn có thể mưng mủ, khi vỡ gây đau rát và chảy máu.
Ung thư da: ung thư da có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da đầu. Khi bị ung thư da người bệnh sẽ có cảm giác ngứa da đầu, xuất hiện các mụn nhỏ và lan rộng ra các vị trí khác theo thời gian.
Ngoài những nguyên nhân trên, đôi khi ngứa da đầu còn có thể xuất phát từ những lý do hết sức đơn giản như: cột tóc quá chặt, da đầu đổ nhiều mồ hôi, vệ sinh đầu không sạch sẽ, thường xuyên bị căng thẳng stress, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,…
Mách nhỏ bạn: Ngứa da đầu nên dùng thuốc nào?
3. Cách trị ngứa da đầu khi không có gàu
3.1. Trị ngứa da đầu không có gàu bằng phương pháp tự nhiên
Với những trường hợp bị ngứa da đầu nhẹ, bạn có thể áp dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để trị ngứa như:
Trị ngứa da đầu không có gàu bằng giấm táo:
Trong giấm táo có chứa axit citric có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng da và ngứa da đầu hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng cân bằng lại độ PH giúp tóc trở lên chắc khỏe và mềm mượt hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 10ml giấm táo nguyên chất, sau đó pha với 1 ly nước ấm.
- Gội sạch đầu với dầu gội đầu để loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn trên tóc.
- Dùng khăn khô lau qua đầu, sau đó dùng giấm táo vừa pha thoa đều lên đầu kết hợp với massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để các tinh chất trong giấm táo thẩm thấu vào tóc.
- Gội lại đầu với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô đầu và để tóc khô tự nhiên.
Trị ngứa da đầu không có gàu bằng chanh:
Trong quả chanh có chứa axit tự nhiên nên có tác dụng diệt khuẩn, nấm bám trên da đầu, giúp giảm ngứa hiệu quả. Ngoài tác dụng trên, chanh còn cung cấp các khoáng chất, vitamin cho tóc giúp cân bằng lại độ PH.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 quả chanh tươi, cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt chanh với 1 ly nước ấm. Dùng hỗn hợp nước chanh vừa pha thoa đều lên tóc.
- Massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để các dưỡng chất trong quả chanh ngấm vào tóc, rồi gội lại đầu với nước mát.
Trị ngứa da đầu không có gàu bằng cách kết hợp nha đam với dầu dừa:
Sự kết hợp giữa nha đam và dầu dừa là cách trị ngứa da đầu không có gàu vừa an toàn vừa hiệu quả. Ngoài trị ngứa phương pháp này còn giúp giảm tình trạng tóc rụng do nấm da đầu, kích thích tóc mọc nhanh, cân bằng lại độ ẩm trên da đầu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nhanh nha đam tươi, 7 – 10ml dầu dừa nguyên chất.
- Nha đam gọt vỏ ép lấy nước, sau đó trộn đều với dầu dừa.
- Thoa đều hỗn hợp trên lên tóc, kết hợp với massage nhẹ nhàng từ gốc đến ngọn để tóc hấp thụ các dưỡng chất được tốt hơn.
- Dùng khăn ủ tóc từ 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu với nước sạch và để tóc khô tự nhiên.
3.2. Trị ngứa da đầu không có gàu bằng cách dùng dầu gội đặc trị
Với các trường hợp bị ngứa da đầu do vi khuẩn, nấm bạn có thể một số loại dầu gội đặc trị ngứa như:
Dầu gội chứa vitamin B5: đây là thành phần không thể thiếu trong dầu gội trị ngứa da đầu. Vitamin B5 có vai trò quan trọng trong việc làm dịu các cơn ngứa, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho tóc để giảm tình trạng rát và mẩn đó. Không những vậy, vitamin B5 còn giúp tóc mềm mượt và chắc khỏe hơn.
Dầu gội chứa Salicylic acid: đây là loại dầu gội được nhiều người dùng trong việc trị ngứa da dầu và tóc rụng do nấm và bệnh vảy nến gây lên.
Dầu gội có chứa kẽm pyrithione: đây là loại dầu gội có tác dụng ngăn ngừa sự sản sinh của Histamin gây lên ngứa da đầu, hạn chế sự phát triển của nấm men.
Dầu gội chứa ketoconazole: ketoconazole là một chất chống nấm hiệu quả, đặc biệt là nấm Malassezia – đây là nấm gây lên bệnh vảy nến và viêm nang lông. Dầu gội đầu có chứa ketoconazole có tác dụng trong việc ngăn ngừa ngứa, tóc rụng và loại bỏ những mảng bong tróc trên da.
4. Cách phòng tránh ngứa da đầu không có gàu
- Thường xuyên gội đầu để da đầu luôn được sạch sẽ, loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn, nấm men có thể gây hại hoặc tấn công lên tóc và da đầu.
- Bạn nên gội đầu với nước ấm (vào mùa đông) hoặc nước ở nhiệt độ thường vì gội đầu với nước nóng có thể khiến cho da đầu bị khô hoặc kích ứng gây lên ngứa da đầu.
- Khi gội đầu bạn nên massage nhẹ nhàng bằng phần thịt của đầu ngón tay, chuyển động một cách nhẹ nhàng theo hình tròn. Tránh dùng móng tay gãi mạnh như vậy khiến cho da bị trầy xước.
- Sử dụng dầu gội phù hợp với tóc. Bạn không nên dùng những loại dầu gội có chứa thành phần chất tẩy rửa mạnh.
- Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác như: chung lược, chung khăn tắm, chung mũ, chung gối,… để tránh lây bệnh, nấm men, ký sinh trùng từ người bị bệnh. Đồng thời, bạn nên vệ sinh, giặt các đồ dùng này thường xuyên hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời để ngăn chặn hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm có thể gây hại cho da đầu của bạn như: thuốc nhuộm, các loại keo xịt tóc, thuốc uốn duỗi tóc,…
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress quá sức, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sự hoạt động của tuyến bã nhờn sẽ khiến cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn gây lên ngứa, viêm da đầu.
- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và tránh một số thực phẩm có hại có tóc như: đồ ăn vặt, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
Trên đây duongtoc đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngứa da đầu nhưng không có gàu. Tuy ngứa da đầu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó là triệu chứng cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về da và sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường cần đi đến cơ sở ý tế thăm khám và điều trị ngay.