Ngứa da đầu về đêm không chỉ gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ngứa da đầu vào ban đêm, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Để có được câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của duongtoc.vn
Mục lục
1. Ngứa da đầu về đêm là gì?
Ngứa da đầu về đêm là hiện tượng ngứa da đầu xảy ra vào thời điểm ban đêm và thường gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Mặc dù đây là một bệnh lý thông thường nhưng bạn không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về da hoặc mắc các bệnh lý ngoài da.
2. Nguyên nhân gây ngứa da đầu về đêm
Có nhiều nguyên dẫn đến tình trạng ngứa da đầu về đêm. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn đọc có thể tham khảo:
Gàu: đây là nguyên nhân chính gây lên hiện tượng ngứa da đầu về đêm. Gàu là một tế bào chết do một loại nấm gây lên có tên là Melissa. Khi bị gàu khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và thường dùng tay gãi trực tiếp lên da đầu nhất là khi thời tiết oi nóng hoặc hanh khô. Chính những tác động này đã khiến cho tóc trở lên yếu và dễ bị gãy rụng hơn.
Bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc có chứa các thành phần hóa học có thể gây dị ứng cho người sử dụng. Nếu sau khi sử dụng, đầu bạn xuất hiện ngứa kèm theo hiện tượng da đầu bị bong tróc thì điều này chứng tỏ bạn đã bị dị ứng với dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc tóc. Hiện tượng này thường gặp với những người thường xuyên uốn, nhuộm tóc khiến cho tóc và da đầu bị tổn thương. Để khắc phục được tình trạng trên, tốt nhất trước khi dùng một loại sản phẩm nào đó dành cho tóc, bạn nên xem kỹ các thành phần và thử độ dị ứng để tránh gây hại cho da đầu.
Do bị viêm tiết bã: đây là một hiện tượng viêm da phổ biến, khi bị khiến cho da bị đỏ, ngứa ngáy và xuất hiện nhiều mảng bong tróc trên da đầu. Tình trạng này thường xảy ra nhiều ở da đầu, cổ, da mặt. Viêm da tiết bã có thể điều trị được bằng dầu gội đặc trị hoặc các loại dầu gội theo đơn của bác sĩ, kem steroid.
Bị nấm da đầu: đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ngứa da đầu. Khi bị trên đầu bạn xuất hiện những vảy gàu thành từng mảng, lở loét kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, tóc bị khô cứng. Nấm da đầu ở giai đoạn đầu tóc sẽ xuất hiện các vảy bám ở trên tóc, khi bệnh tiến triển nặng hơn những vảy bám tạo thành từng mảng to trên da đầu.
Bệnh chàm: đây là bệnh có thể ảnh hưởng đến da đầu khiến cho người bị bệnh có cảm giác ngứa, da bị bong tróc. Các cơn ngứa có thể khác nhau về mức độ bệnh và bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng hơn nếu bạn không có biện pháp chữa trị kịp thời. Trong giai đoạn bị bệnh nếu bạn gãi nhiều rất dễ dẫn đến da bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng da.
Bệnh ghẻ: ghẻ là bệnh ngoài da khá phổ biến ở Việt Nam, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây lên. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bao gồm cả da đầu. Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ghẻ là ngứa. Đặc biệt, bệnh này thường ngứa nhiều hơn vào ban đêm khiến cho người bệnh có thể bị mất ngủ.
bệnh vảy nến: đây là bệnh viêm da mãn tính phổ biến, cảm giác ngứa ngáy, âm ỉ tại vùng cơ thể bị bệnh là triệu chứng đặc trưng của bệnh vảy nến. Khi bị bệnh vảy nến trên da đầu, người bệnh sẽ xuất hiện những mảng da bong tróc có màu trắng, hồng, ngứa và có dịch trên da đầu. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, các mảng bám trên da đầu sẽ lan rộng ra các vùng da khác như cổ, gáy, tai.
Ngoài những bệnh lý trên, ngứa da đầu về đêm còn có thể do nguyên nhân khác như:
- Buộc tóc quá chặt.
- Bị rối loạn thần kinh.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh Zona.
- Vệ sinh đầu không thường xuyên.
- Thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
Tham khảo thêm: Ngứa da đầu nên dùng dầu gội nào?
3. Các triệu chứng ngứa da đầu về đêm
Mỗi một bệnh lý, mức độ bệnh sẽ có dấu hiệu ngứa da đầu nặng nhẹ khác nhau, kèm theo một số biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng này thường tăng dần theo thời gian nhất là khi về đêm thời tiết nắng nóng, đầu đổ nhiều mồ hôi hoặc khi trời hanh khô.
Một số triệu chứng điển hình của ngứa da đầu về đêm như:
- Ngứa kèm theo những vảy nhỏ có màu trắng, hồng hoặc đỏ bám trên tóc.
- Da đầu có cảm giác khô, rát.
- Xuất hiện các mụn nhỏ li ti, gãi nhiều có thể dẫn đến bị loét hoặc viêm da.
- Tóc bị rụng nhiều, kèm theo hiện tượng khô rối.
- Da đầu bị sưng đỏ.
4. Cách điều trị ngứa da đầu về đêm
Để điều trị ngứa da đầu về đêm, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ. Dưới đây duongtoc sẽ bày cho người đọc phương pháp chữa ngứa da đầu về đêm được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
4.1. Điều trị ngứa da đầu về đêm tại nhà
Với những người bị ngứa ở mức độ nhẹ do bệnh ngoài da, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Dùng nha đam chữa ngứa da đầu về đêm:
Nha đam không chỉ có tác dụng trong việc làm đẹp da mà còn có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, làm sạch gàu trên đầu một cách hiệu quả. Nha đam có tác dụng này là do trong nha đam có chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin cao, cùng với đặc tính kháng khuẩn và giúp phục hồi làn da tốt nên có thể trị gàu và làm giảm các triệu chứng ngứa da đầu.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam còn tươi, gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt thoa trực tiếp lên da đầu.
- Đợi khoảng 20 – 25 phút cho các dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu vào tóc thì gội sạch đầu với nước ấm.
- Sau khi gội xong, dùng khăn khô mềm lâu khô đầu và để tóc khô tự nhiên.
Trị ngứa da đầu về đêm bằng tinh dầu tràm trà:
Tinh dầu tràm trà có chứa nhiều hoạt chất Limonene, 1.8 – cineol nên có khả năng kháng viêm, chống nấm, giảm ngứa và chữa viêm da đầu hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn có công dụng trong việc kích thích nang tóc phát triển, giúp tóc mọc nhanh hơn, chân tóc trở lên chắc khỏe.
Cách thực hiện: mỗi lần gội đầu bạn cho 15 – 20 giọt tinh dầu tràm trà vào dầu gội, rồi tiến hành gội đầu như bình thường.
Lưu ý: tinh dầu tràm trà có thể gây kích ứng da đầu nên khi sử dụng bạn nên dùng với hàm lượng vừa đủ và cần pha loãng trước khi sử dụng.
Trị ngứa da đầu về đêm bằng chanh:
Nếu bạn bị ngứa da đầu do gàu thì bạn không nên bỏ qua loại quả này. Trong quả chanh có chứa axit tự nhiên nên có khả năng diệt nấm và loại bỏ vi khuẩn trên da đầu hiệu quả. Ngoài tác dụng trên, chanh còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng lại độ PH cho tóc.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một quả chanh tươi, cắt làm đôi vắt lấy nước cốt pha với một ly nước ấm.
- Lấy phần vỏ chanh vừa vắt thoa đều lên da đầu. Sau đó, dùng hỗn hợp nước chanh bôi đều lên da đầu và tóc.
- Massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút. Sau đó gội sạch đầu với nước sạch.
Trị ngứa da đầu về đêm bằng dầu dừa:
Đây là một phương pháp trị ngứa da đầu về đêm được nhiều chị em áp dụng. Trong dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất giúp tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, dầu dừa có tính kháng khuẩn cao nên có thể trị ngứa da đầu một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 10 – 15ml dầu dừa nguyên chất, đun lên hơi ấm thì tắt bếp.
- Bôi trực tiếp dầu dừa vừa đun lên tóc.
- Massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để các dưỡng chất trong dầu dừa ngấm sâu vào tóc.
- Dùng khăn ủ tóc khoảng 30 phút, sau đó gội lại với dầu gội như bình thường.
4.2. Điều trị ngứa da đầu về đêm bằng thuốc tây
Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp. Tại đây các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây ngứa để kê đơn thuốc cho bạn.
Một số loại thuốc tây trị ngứa da đầu mà bác sĩ thường kê như:
- Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ bôi ngoài da.
- Thuốc bôi Corticoid cho những người bị ngứa da đầu do chàm, viêm da tiết bã hoặc viêm da dị ứng.
- Thuốc chống nấm dạng bôi hoặc uống dành cho người bị ngứa da đầu do nấm.
- Thuốc Steroid, thuốc kháng Histamin dạng bôi hoặc uống.
- Thuốc điều trị miễn dịch và thuốc làm chậm hoặc chống lại hiện tượng tóc rụng nhiều.
Hy vọng qua bài viết của duongtoc giúp người đọc hiểu rõ hơn về ngứa da đầu về đêm, cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Ngứa da đầu về đêm là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về da và sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở lên nặng hơn bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: 5 bước gội đầu hết gàu, sạch da đầu, không bết tóc.