Rụng tóc Androgen là triệu chứng phổ biến, cả nam giới hay nữ giới đều có thể gặp phải. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của con người nếu như không được điều trị dứt điểm. Thậm chí, có những người chủ quan, không chữa bệnh và đã bị hói vĩnh viễn. Bài viết dưới đây, hãy cùng duongtoc.vn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa chứng rụng tóc này.
Mục lục
Tìm hiểu về rụng tóc Androgen
Rụng tóc Androgen hay rụng tóc nội tiết tố Androgen là tình trạng có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Ở nam giới, bệnh còn được gọi với cải tên khác là hói đầu. Rụng tóc xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên và kéo dài đến khi trưởng thành. Chân tóc bị tụt xuống, dần biến mất khỏi phần da đầu ở phía trước hoặc đỉnh đầu.
Với nữ giới, tóc rụng dần, mỏng và thưa hơn. Đến khi bạn bước đến độ tuổi ngoài 40, tóc sẽ rụng tập chung nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu. Rụng tóc Androgen không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nó làm bạn mất thẩm mỹ, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và gây mất tự tin trong giao tiếp. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh.
Một vài triệu chứng thường gặp
Rụng tóc Androgen được chia thành nhiều loại khác nhau. Các triệu chứng xuất hiện ở nam giới sẽ có vài điểm khác biệt với nữ giới. Cụ thể như sau:
Đối với nam giới
Rụng tóc Androgen xuất hiện nhiều nhất khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên. Tuổi càng cao, hormone testosterone ở nam giới càng suy giảm rõ rệt. Đi kèm với đó, hormone dihydrotestosterone cũng sẽ gia tăng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến sự liên kết ở nang tóc. Nang tóc khó phát triển hoặc có thể sẽ ngừng mọc hoàn toàn. Rụng tóc nội tiết tố lâu ngày dẫn đến chứng hói đầu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Tóc mỏng dần và rụng rất nhiều.
- Tóc rụng tập trung nhiều ở vùng chữ M trước trán và vùng trán thái dương.
- Tóc ở vùng chẩm đầu hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Đối với nữ giới
Không chỉ nam giới mà phụ nữ cũng rất dễ bị rụng tóc Androgen. Trong cơ thể sản sinh một lượng hormone dihydrotestosterone nhưng rất ít. Chính vì thế, nữ giới ít bị hói hơn so với phái mạnh. Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc ở độ tuổi trung niên dễ gặp phải bệnh này. Triệu chứng cơ bản như sau:
- Tóc rụng nhiều và mỏng dần.
- Tóc vấn sẽ mọc ở vùng rụng nhưng thưa và mỏng manh hơn trước rất nhiều.
- Rụng tóc xuất hiện nhiều ở đỉnh đầu. Một số rất ít tóc sẽ rụng tại phía trước trán của nam giới.
Xem thêm: Những điều cần biết về rụng tóc từng mảng
Nguyên nhân gây nên rụng tóc Androgen
Rụng tóc Androgen là do đâu? Đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Nhưng có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tóc rụng đó là do nội tiết và do di truyền.
Yếu tố nội tiết
Các căn bệnh về nội tiết chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều hơn. Lúc này, enzyme 5 alpha-reductase tăng trưởng khiến cả nam giới và nữ giới rụng tóc nhiều hơn. Loại enzyme này hỗ trợ quá trình chuyển hóa hormone testosterone thành dihydrotestosterone. Khi nồng độ enzyme 5 alpha-reductase tăng mạnh gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa, hình thành các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
Với nữ giới, khi bị thiếu hụt chất trung gian thần kinh P sẽ làm tình trạng rụng tóc nội tiết tố gia tăng. Chất này gây ức chế, làm chậm quá trình phân chia tế bào keratin. Tóc rụng nhiều và thưa thớt hơn.
Yếu tố di truyền
Yếu tố thứ hai gây ảnh hưởng đến quá trình rụng tóc đó là do di truyền. Yếu tố này xuất hiện nhiều ở nam giới. Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế, những người có người thân mắc chứng rụng tóc, nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao gấp đôi so với những người bình thường.
Có thể bạn chưa biết: Rụng tóc di truyền có chữa được không?
Phương pháp trị chứng rụng tóc nội tiết Androgen
Để điều trị chứng rụng tóc Androgen cần phải trải qua một thời gian dài, không thể nóng vội. Người bệnh cần phải kiên trì và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay có 3 cách điều trị chứng rụng tóc Androgen đó là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cấy tóc và sử dụng thuốc xịt.
Sử dụng thuốc uống
Khi điều trị chứng rụng tóc nội tiết, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Trong thuốc chứa các thành phần hữu ích, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của enzym 5-alpha-reductase, làm giảm hormone dihydrotestosterone trong cơ thể. Một số loại thuốc người mắc bệnh rụng tóc nội tiết nên dùng đó là Finasteride, Cyproterone acetate, Spironolactone và Dutasteride.
Sử dụng thuốc xịt tóc
Ngoài thuốc uống thì những loại thuốc có dạng xịt lên tóc cũng có tác dụng rất tốt. Tiêu biểu nhất là Minoxidil nồng độ 5%. Khi kết hợp thuốc xịt tóc với thuốc uống sẽ làm tóc giảm rụng rõ rệt. Đối với nữ giới, có thể xịt tóc nhưng nên áp dụng loại có nồng độ thấp, vào khoảng 2%. Đồng thời vừa xịt, vừa uống thuốc để điều trị bệnh.
Phẫu thuật cấy tóc
Một phương pháp khác người bệnh cũng có thể áp dụng khi mắc chứng rụng tóc Androgen đó chính là phẫu thuật cấy tóc. Phương pháp này sẽ được áp dụng khi bệnh nhân uống thuốc không hiệu quả. Bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn về lịch trình phẫu thuật cũng như được cung cấp cách điều trị bệnh nhanh nhất.
Phòng ngừa rụng tóc nội tiết hiệu quả
Làm thế nào để có thể phòng ngừa tình trạng rụng tóc nội tiết Androgen? có thể bạn không biết, dù đã chữa khỏi nhưng tình trạng tái phát bệnh cũng sẽ rất cao nếu như ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc không đúng cách. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy tham khảo một vài lưu ý quan trọng dưới đây.
Tránh tạo áp lực lên tóc
Khi mắc chứng rụng tóc Androgen. bạn cần phải tránh không tác động các lực quá mạnh lên trên tóc. Chẳng hạn như kéo, giật, đội mũ quá chật… Đồng thời không nên quá lạm dụng các loại máy uốn, sấy, ép, tạo kiểu… để bảo vệ tóc chắc khỏe.
Bổ sung các loại thực phẩm chức năng
Người bị rụng tóc Androgen cần phải bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm chức năng cần thiết. Các loại thực phẩm này có tác dụng điều dưỡng, bổ sung các chất có lợi cho sự phát triển của tóc và hạn chế tình trạng gãy rụng. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi uống để được đảm bảo về sức khỏe.
Bổ sung các loại vitamin cần thiết
Dù là bệnh gì, việc bổ sung các loại vitamin là điều vô cùng cần thiết. Kể cả tình trạng rụng tóc cũng không phải là ngoại lệ. Để tóc chắc khỏe, bạn cần dung nạp vào cơ thể các loại vitamin như vitamin H, vitamin B5. Trong đó:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin H: Lòng đỏ trứng, gan, thận, men bia, sữa… có tác dụng tăng cường cốt lõi tóc, bảo vệ tóc chắc khỏe.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5: Ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt nội tạng, thực phẩm chức năng… đều rất tốt cho sự phát triển của tóc.
Lựa chọn dầu gội phù hợp
Dầu gội là một trong những loại đồ vật vô cùng quan trọng. Để tránh rụng tóc, cần phải lựa chọn dầu gội đúng cách. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại dầu gội có nguồn gốc từ tự nhiên như dầu hoa oải hương, dầu hoa cúc, tinh dầu bạc hà… Chúng an toàn và lành tính, phù hợp cho cả da thường và da nhạy cảm.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp ích nhiều cho việc bảo vệ tóc chắc khỏe. Ngoài việc bổ sung các loại vitamin thì một số thực phẩm như cá hồi, hạnh nhân, các loại đậu, hoa quả, ngũ cốc, rau xanh, quả bơ… cũng rất tốt cho sự phát triển của các nang tóc. Hãy xây dựng một thực đơn hợp lý để vừa bổ sung các chất dinh dưỡng vừa giúp bảo vệ mái tóc của mình.
Một vài lưu ý khác
Ngoài những lưu ý ở trên, khi bị rụng tóc Androgen, người bệnh còn cần chú ý các vấn đề dưới đây:
- Khi gội đầu, cần phải thật nhẹ nhàng và gội sạch. Dầu gội khi còn sót lại trên da đầu sẽ gây bít tắc các lỗ chân lông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tuần hoàn của tóc.
- Mát xa nhẹ nhàng các mao mạch và nang tóc khi gội để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Điều này còn làm tình trạng rụng tóc cũng sẽ giảm thiểu rõ rệt.
- Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc, tránh để tóc hư tổn.
- Uống đầy đủ nước. Theo khuyến cáo, mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tâm lý cũng là một trong những yếu tố giúp tình trạng rụng tóc thuyên giảm rõ rệt. Người bệnh cần phải tránh mệt mỏi, căng thẳng, luôn giữ tâm trạng thoải mái.
- Hãy ngủ đủ giấc. theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Đồng thời không được thức khuya, ngủ trước 11 giờ tối để bảo vệ sức khỏe.
Rụng tóc Androgen là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng cơ bản của bệnh này như thế nào? Những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời. Chứng rụng tóc này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ cá nhân. Vậy nên, bạn hãy đi khám bác sĩ để được áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhất.