Rụng tóc là hiện tượng bình thường mà tất cả mọi người đều gặp phải. Sau khi những sợi tóc cũ bị rụng, cơ thể sẽ sản sinh thêm những sợi tóc mới. Tuy nhiên, nếu số lượng tóc rụng vượt quá mức quy định thì có thể sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Rụng tóc sinh lý là gì?
Để phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của tình trạng này. Rụng tóc sinh lý xuất hiện phổ biến và gặp ở tất cả các lứa tuổi. Tóc mọc và phát triển theo vòng đời nhất định. Sau một thời gian, lớp tóc mới mọc lên và thay thế cho những sợi tóc cũ.
Theo nghiên cứu, tuổi thọ của một sợi tóc khoảng từ 2-6 năm. Trung bình mỗi ngày tóc dài thêm khoảng 0,35mm. Trong vòng một tháng, số lượng tóc rụng từ 30-100 sợi. Cùng với số lượng tóc rụng đi sẽ tương đương số tóc mọc lên. Tùy theo cơ địa của từng người mà số lượng tóc rụng sẽ có sự chênh lệch. Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng nếu số lượng tóc rụng nằm trong mức kiểm soát.
Tìm hiểu về rụng tóc bệnh lý
Bên cạnh rụng tóc sinh lý, tình trạng rụng tóc bệnh lý được rất nhiều người quan tâm. Dấu hiệu nhận biết rụng tóc bệnh lý rõ ràng nhất là sự tăng bất thường về số lượng tóc rụng. Trung bình có đến hơn 100 sợi tóc rụng mỗi ngày và kéo dài liên tục. Tóc thường tập trung rụng nhiều ở một khu vực nhất định và không thể mọc lên.
Theo thời gian, tóc ngày càng mỏng dần và để lộ phần da đầu. Số lượng tóc con mọc lên không đáng kể, sợi mảnh, yếu ớt và xoăn tít. Kèm theo đó, da đầu bị bong tróc vảy, đỏ ửng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Thực tế, nhiều người bị ám ảnh mỗi lần chạm tay lên tóc. Nhất là khi gội đầu, chải đầu hay vuốt tóc ướt. Tóc vướng vào các kẽ tay, rụng từ chân tóc hoặc gãy đứt đoạn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng rụng tóc bệnh lý là do các tế bào mầm tóc suy yếu. Khi hoạt động của các tế bào không ổn định sẽ gây gián đoạn chu trình. Từ đó, sự liên kết trong cấu trúc của sợi tóc bị phá vỡ, sợi tóc mảnh, mọc chậm hơn và dễ gãy rụng.
Một số bệnh lý khiến tình trạng rụng tóc chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn là: Căng thẳng, lo âu kéo dài, rối loạn nội tiết tố, viêm phổi mãn tính, viêm nhiễm da đầu, (nhiễm trùng, nấm…). Ở phụ nữ, hiện tượng rụng tóc có thể liên quan đến các bệnh lý như: Buồng trứng đa nang, thiếu máu, thiếu chất, suy giảm hệ thống miễn dịch (lupus ban đỏ, ung thư…).
Hướng dẫn phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý
Cách phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý đơn giản nhất là dựa vào số lượng và chất lượng tóc. Cụ thể như sau:
Số lượng tóc rụng
Rụng tóc bệnh lý thường tiếp diễn liên tục trong khoảng thời gian dài. Hàng ngày, bạn thu lượm lại số tóc bị rụng và kiểm tra số lượng. Nếu lượng tóc rụng khoảng trên 100 sợi mỗi ngày thì có thể do nguyên nhân bệnh lý. Đồng thời, da đầu bong tróc nhiều hơn, ở một số vị trí tóc không thể mọc trở lại. Nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô, hiện tượng tóc gãy rụng tăng lên đáng kể.
Chất lượng sợi tóc
Không chỉ có sự suy giảm về số lượng, rụng tóc bệnh lý thể hiện rõ rệt ở chất lượng tóc. Sợi tóc khô xơ, độ đàn hồi kém và dễ bị gãy. Khi dùng tay chạm lên mái tóc, bạn sẽ không có cảm giác tóc chắc khỏe, bóng mượt. Đối với rụng tóc sinh lý, sợi tóc có độ đàn hồi tự nhiên, mái tóc dày, mượt mà. Nhờ đó, bạn hoàn toàn tự tin thể hiện vẻ đẹp và cá tính khi xuất hiện trước đám đông.
Tình trạng rụng tóc có khắc phục được không?
Hiện tượng rụng tóc sinh lý hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi cơ thể bị rụng tóc bệnh lý, bạn cần nhờ sự trợ giúp kịp thời của chuyên gia y tế. Dựa theo tình trạng thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến rụng tóc bệnh lý. Nếu tuân thủ theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị, tình trạng rụng tóc sẽ được cải thiện đáng kể.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân rụng tóc không thấy chân và cách khắc phục
Gợi ý cách chữa rụng tóc hiệu quả nhất
Tình trạng tóc rụng nhiều không chỉ cảnh báo vấn đề về sức khỏe mà còn khiến bạn thiếu tự tin. Để “cứu vãn” mái tóc khỏe đẹp đang có nguy cơ “xuống cấp”, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp giảm rụng tóc.
Chữa rụng tóc từ thiên nhiên
Nếu tình trạng rụng tóc chưa quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ kết hợp thuốc Tây y và cách chữa trị tại nhà. Với các nguyên liệu từ thiên nhiên như: Dầu dừa, lá ổi, vỏ bưởi… bạn hoàn toàn không phải lo lắng về mức độ an toàn.
Dầu dừa giúp trị rụng tóc
Dầu dừa chính là sự lựa chọn tuyệt vời của chị em muốn chữa rụng tóc. Trong thành phần của loại dầu này có hàm lượng axit béo cao giúp kháng khuẩn. Đồng thời, khi hấp thụ vào da đầu, dầu dừa sẽ cung cấp lượng protein cần thiết. Từ đó, mái tóc được nuôi dưỡng toàn diện hơn và ngày càng khỏe đẹp. Một số công thức cải thiện tình trạng tóc rụng từ dầu dừa như sau:
- Dầu dừa nguyên chất: Lấy khoảng 10-15ml dầu dừa và thoa trực tiếp lên da đầu. Để tinh chất dầu dừa thẩm thấu đều và sâu, bạn cần dùng tay massage nhẹ nhàng. Ủ tóc trong khoảng 30 phút và gội đầu sạch bằng nước ấm.
- Dầu dừa và chanh: Pha hỗn hợp 10ml dầu dừa cùng ½ quả chanh. Thoa đều hỗn hợp này lên tóc, ủ khoảng 30 phút và gội sạch. Trung bình mỗi tuần thực hiện từ 1-2 lần để tóc bớt gãy rụng.
- Dầu dừa trộn cùng dầu ô liu: Trộn hỗn hợp dầu dừa và ô liu theo tỉ lệ đều nhau. Tiếp đó, massage tóc nhẹ nhàng bằng hỗn hợp này trong khoảng 10 phút và ủ 30 phút. Cuối cùng, xả sạch tóc bằng nước ấm và đợi khô tự nhiên.
Giảm rụng tóc với lá ổi
Ổi là loại cây được trồng phổ biến tại Việt Nam. Ngoài công dụng cho quả, lá ổi còn được tận dụng để hỗ trợ giảm rụng tóc. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong thành phần của lá ổi rất giàu vitamin (vitamin C, vitamin B) và chất chống oxy hóa. Nó giúp loại bỏ gàu, bã nhờn và nuôi dưỡng các nang tóc chắc khỏe. Thêm vào đó, tinh chất lycopene giúp da đầu tránh được những tác hại của tia cực tím, từ đó tóc mọc đều và nhanh hơn.
Công thức trị rụng tóc từ lá ổi rất đơn giản. Bạn chuẩn bị một nắm lá ổi sạch (khoảng 10 lá) và cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó, pha nước ổi với nước lạnh để gội đầu. Muốn phương pháp này phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên kiên trì thực hiện mỗi tuần khoảng 2 lần trong thời gian dài.
Tóc khỏe đẹp nhờ vỏ bưởi
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng tạo mùi thơm tự nhiên mà còn giúp giảm lượng tóc rụng. Với các dưỡng chất từ thực vật , chất xơ và vitamin C, vỏ bưởi bảo vệ da đầu tránh được những tác động từ bên ngoài môi trường như: Bụi bẩn, tia cực tím… Cùng với đó, tinh chất flavonoid và vitamin B1 hỗ trợ quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Từ đó, tóc mọc đều, bồng bềnh và chắc khỏe từ gốc đến ngọn. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 300g vỏ bưởi sạch.
- Bước 2: Cho vỏ bưởi vào nồi và nấu cho đến khi nước sôi. Bạn có thể cho thêm một vài nhánh sả để nước gội đầu thơm hơn.
- Bước 3: Đổ bước vừa nấu ra thau và đợi khoảng 10 phút cho nước nguội bớt. Cuối cùng, gội đầu và massage tóc nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào da đầu và tận chân tóc.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Hiện tượng rụng tóc do bệnh lý có thể được cải thiện đáng kể nếu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bở vậy, trong thực đơn hàng ngày, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm có lợi. Đó là:
Cynatine: Trong thành phần của Cynatine có chứa một loại protein thiết yếu giúp nuôi dưỡng các tế bào mầm tóc. Khi cơ thể cung cấp đầy đủ Cynatine, quá trình mọc tóc sẽ diễn ra nhanh hơn và giảm khô, xơ, gãy rụng. Cynatine được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt, trứng, sữa, các loại đậu, hạt…
Kẽm: Đây là khoáng chất cần thiết cho quá trình củng cố, phát triển mô tóc và hạn chế rụng tóc. Nếu bổ sung lượng kẽm vừa đủ, các sợi tóc sẽ mọc đều và chắc từ chân tóc. Một số thực phẩm giàu kẽm như: Hàu, thịt bò, bí ngô, cải bó xôi…
>>> Xem thêm: Tại sao thiếu kẽm gây rụng tóc?
Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên xây dựng thời gian biểu khoa học. Thường xuyên ngủ đúng giờ và buổi tối hôm trước và thức dậy đúng giờ. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế suy nghĩ tiêu cực. Vào thời gian rảnh rỗi, bạn nên nghe nhạc, đọc sách hay tập luyện các bài yoga nhẹ nhàng. Tránh các đồ uống kích thích như: Rượu, bia hay thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm chăm sóc tóc được bày bán rộng rãi. Trong đó, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân được chị em tin dùng hơn cả. Với chiết xuất từ 13 loại thảo dược cổ truyền, dầu gội Nguyên Xuân giúp phục hồi và nuôi dưỡng tóc. Sau một thời gian sử dụng, hiện tượng tóc bết dính, nhiều gàu hay khô xơ, chẻ ngọn sẽ được cải thiện.
Cùng với đó, tinh chất quý trong các loại thảo dược giúp kích thích mọc tóc thường xuyên và ngăn ngừa tóc rụng. Thành phần của dầu gội Nguyên Xuân đã được các chuyên gia chọn lọc kỹ lưỡng và kiểm định an toàn về chất lượng. Khách hàng không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết cách phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý. Hãy tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi và tập luyện thể dục, thể thao điều độ để cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi đó, bạn sẽ sở hữu mái tóc đẹp rạng ngời từ sâu bên trong.