Để sở hữu được những màu tóc sáng siêu HOT như bạch kim, hồng pastel, tím khói ombre, cam đào… chắc chắn bạn phải trải qua bước tẩy tóc để lên màu đúng chuẩn. Vậy, tẩy tóc là gì? Tẩy tóc có hại không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp từ A-Z vấn đề bạn cần biết về tẩy tóc.
Mục lục
Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc là kỹ thuật loại bỏ màu nguyên bản của sợi tóc bằng hóa chất. Quá trình tẩy tóc bắt đầu với một chất kiềm có tác dụng làm mở lớp biểu bì của tóc. Tiếp theo là tác nhân oxy hóa (hydrogen peroxide) thâm nhập vào vỏ tóc và hòa tan các hắc tố tự nhiên của sợi tóc (melanin). Sau một khoảng thời gian, mái tóc sẽ được tẩy thành màu trắng, vàng hoặc hơi xám có màu như sợi cước, và đây sẽ là tiền đề để nhuộm nổi các gam màu như bạch kim, nhuộm tóc đẹp màu khói, màu sáng…
Nếu mái tóc của bạn càng tối màu thì việc tẩy tóc sẽ mất nhiều thời gian hơn và phải sử dụng hóa chất đậm đặc hơn. Do đó, chúng sẽ bám và lưu lại ở trên tóc có thể trong thời gian dài từ đó mái tóc sẽ mất hẳn đi màu ban đầu vốn có. Đối với chất tóc của người Việt Nam thì cơ bản sẽ phải trải qua 2 lần tẩy để tóc có để lên màu ưng ý sau khi nhuộm.
Thông thường, thuốc tẩy có tác dụng tốt nhất trên tóc còn nguyên, chưa qua xử lý, không bị hư hại do nhiệt, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi đánh giá tình trạng tóc của bạn trước khi sử dụng.
Câu hỏi thường gặp khi tẩy tóc
Tẩy tóc có đau rát không?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết mọi người trước khi quyết định thay đổi diện mạo với một màu tóc cá tính mới. Thực tế thì tẩy tóc là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, nhất là khi bạn trải qua cảm giác này lần đầu tiên. Khi nhuộm tóc, một số người sẽ thấy da đầu hơi rát nhẹ, nhưng với tẩy tóc, cảm giác này mạnh mẹ hơn nhiều. Trung bình thời gian trải thuốc và để thuốc ngấm lên tóc mỗi lần kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Vậy thì, với những người phải lặp lại quy trình này 2 – 3 lần thì chắc chắn sẽ cảm thấy rất bỏng rát giống như da đầu bị đốt cháy. Đôi khi, một số người có nền da đầu quá yếu còn cảm thấy choáng váng.
Tùy vào yêu cầu muốn nhuộm màu tóc nào và chất tóc của từng người, thợ làm tóc sẽ tính toán số lần tẩy tóc và thời gian mỗi lần tẩy phù hợp.
Da đầu nhờn có nên tẩy tóc?
Nếu bạn có da đầu nhờn, thì đây là tình trạng lý tưởng để tẩy tóc, lớp nhờn giúp bảo vệ da đầu khỏi tác hại của hóa chất. Chúng tôi khuyên bạn nên tẩy tóc ít nhất 72 giờ sau khi gội đầu để bảo vệ tóc cuối cùng.
Tóc ướt có tẩy được không?
Bạn có thể thoa thuốc tẩy lên tóc ướt, tuy nhiên kết quả cuối cùng không hiệu quả như vậy và phù hợp với những kiểu tóc biến hóa tinh tế hơn. Nên thoa thuốc tẩy lên tóc khô, vì điều này sẽ cho phép các sắc tố từ màu tóc hiện tại của bạn được loại bỏ đúng cách, để lộ ra màu tóc rực rỡ và rực rỡ hơn.
Tẩy tóc có hại không?
Thực tế, tác động hóa chất lên tóc luôn có mặt hại và lợi nhất định, đối với tẩy tóc cũng vậy. Đầu tiên, là bạn sẽ trải qua quá trình đau đớn, bỏng rát hàng giờ đồng hồ rất mệt mỏi. Thuốc tẩy cũng có khả năng làm biến đổi màu da. Tuy nhiên chỉ tùy từng người và hiện tượng này sau một thời gian da sẽ lấy lại được màu tự nhiên.
Sau khi tẩy tóc xong, bạn có thể cảm nhận được ngay kết cấu tóc trở nên khô xơ hơn hẳn, do việc tẩy tóc làm thay đổi độ xốp và đàn hồi của tóc. Dù tóc được nhuộm những màu sang chảnh nhưng bạn có thể thấy rằng độ bóng của tóc không còn được như trước. Một nguyên nhân khác gây hư tổn là khi hóa chất tẩy trắng thâm nhập vào sợi tóc, chúng cũng phá vỡ các axit béo tự nhiên , dẫn đến sợi tóc yếu hơn. Qua thời gian, tóc ngày càng chẻ ngọn và gãy rụng nhiều.
Hầu hết các trường hợp sau tẩy tóc đều thấy rằng tóc bị hư tổn. Đặc biệt nếu như không chăm sóc, dưỡng tóc, tránh cho tóc tiếp xúc với ánh mặt trời thì các thiệt hại này nghiêm tọng hơn. Bạn sẽ tốn kha khá thời gian và tiền của để chăm sóc mái tóc khó chiều này.
Tiếp theo, tẩy tóc là kỹ thuật khá phức tạp, do đó cần những người thợ làm tóc có kinh nghiệm tốt mới có thể thực hiện quy trình an toàn, theo tình trạng tóc của mỗi khách hàng. Nếu gặp phải thợ không chuyên, áp dụng nồng độ thuốc tẩy quá mạnh có thể khiến da đầu bị nhiễm trùng, phồng rộp, mọc mụn mủ, thậm chí vùng da bị nhiễm trùng có thể lan sát xuống trán hay phần sau gáy. Lúc đó, bạn phải ghé bác sĩ là điều chắc chắn.
Hướng dẫn chăm sóc tóc sau khi tẩy
Sau khi tẩy và nhuộm, tóc chắc chắn sẽ hư tổn, vấn đề chỉ là ít hay nhiều. Do đó, để giảm thiểu tối đa thiệt hại thì bạn cần biết chăm sóc tóc đúng cách. Dưới đây là các hướng dẫn của Dưỡng tóc giúp bạn chăm sóc tóc tẩy tại nhà tốt hơn:
Hạn chế gội đầu
Sau khi tẩy tóc và nhuộm tóc về nhà, bạn cần lưu ý cách đó chứng 2 – 3 ngày mới được gội đầu. Tốt nhất là bạn nên tránh gội đầu ngay trước khi tẩy vì gội sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da đầu của bạn, làm tăng khả năng kích ứng da đầu. Ngoài ra, gội đầu quá sớm còn dễ làm phai màu tóc nhuộm.
Gội đầu đúng cách
Những ngày sau đó, khi gội đầu bạn cần nhớ nhẹ nhàng hết sức với tóc và da đầu, không nên cào gãi da đầu, tránh dùng lược chải tóc trong khi gội, không gội đầu bằng nước nóng. Tóc có thể rụng ra rất nhiều khiến bạn hoảng hốt. Bạn nên massage da đầu nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn tóc, giúp cho dưỡng chất nuôi dưỡng tóc tốt hơn.
Dưỡng ẩm tóc
Như đã nói ở trên, tóc sau tẩy thường hư tổn, khô xơ nhiều vì thế công cuộc dưỡng tóc không thể bỏ qua. Thông thường, ngoài dầu xả, bạn nên dùng thêm kem ủ tóc chuyên sâu để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc. Nếu có nhiều thời gian rảnh, bạn có thể tự pha chế các công thức dưỡng tóc tại nhà chẳng hạn như đắp mặt nạ bơ dầu dừa cho tóc, ủ tóc với chuối, ủ tóc với trứng gà mật ong…
Hạn chế sấy tóc
Tóc tẩy thường yếu ớt và dễ rụng, nếu sấy tóc với nhiệt độ cao sẽ làm tăng ma sát tóc, tóc khô hơn và rụng ra ngoài. Vì thế, nếu làm khô tóc nên dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp và chỉ sấy khô khoảng 50%. Tốt nhất nếu được, bạn hãy để tóc khô tự nhiên hoặc làm khô trước quạt. Nếu muốn làm khô tóc bằng khăn thì chỉ nên thấm nhẹ nhàng, không nên dùng khăn chà xát lên tóc.
Tỉa tóc thường xuyên
Tẩy tóc gây ra tác dụng phụ từ hóa chất khiến tóc bị xơ và giòn, đuôi tóc khô rối, chẻ ngọn. Tỉa tóc không chỉ loại bỏ phần đuôi tóc khô xơ, rối và chẻ ngọn và còn kích thích sự phát triển của tóc. Bên cạnh tỉa tóc, đừng quên dặm lại phần chân tóc mới ra để toàn bộ mái tóc được đều màu nhé.
Chọn dầu gội dịu nhẹ, giàu dưỡng chất
Sau khi tẩy và nhuộm tóc, để giảm thiểu thiệt hại do hóa chất gây ra cho tóc, bạn nên chọn những loại dầu gội đầu thân thiện với tóc và da đầu, chẳng hạn như các loại dầu gội thảo dược, không chứa sulfate.
Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân là một trong những sản phẩm lý tưởng để chăm sóc tóc sau tác động hóa chất. Các loại dược liệu thiên nhiên này đều được tuyển chọn kỹ càng, chiết xuất, tinh chế rồi một lần nữa loại bỏ các phần tạp chất. Những gì tinh túy nhất hội tụ trong chai dầu gội dược liệu Nguyên Xuân giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu từ gốc, cho mái tóc sạch, ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc thay thế, giúp giải quyết hầu hết các vấn đề về tóc như: khô xơ chẻ ngọn, rụng tóc, tóc bạc sớm, da đầu gàu ngứa…
Bên cạnh những dược liệu dân gian quen thuộc như Bồ Kết, Hương Nhu, Sả Chanh,… dầu gội dược liệu Nguyên Xuân còn được bổ sung các dược liệu quý như: Bạch Quả, Hà Thủ Ô, Hoắc Hương,… giúp mái tóc được nuôi dưỡng toàn diện.
Công dụng Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân:
- Giúp phục hồi tóc khô hư tổn, giảm tóc khô xơ chẻ ngọn và gãy rụng do sử dụng nhiều dịch vụ uốn tóc ép hay dầu gội hóa chất
- Giúp ngăn rụng tóc, hỗ trợ mọc tóc
- Dưỡng da đầu và dưỡng tóc từ gốc khiến tóc luôn mềm mại, suôn mượt, bồng bềnh
- Sạch gàu hết ngứa.Giữ màu và nếp tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm
Bạn có thể xem chi tiết DẦU GỘI DƯỢC LIỆU NGUYÊN XUÂN:TẠI ĐÂY