Bước qua tuổi 30, cứ thêm mỗi 10 năm, nguy cơ tóc bị bạc đi tăng thêm khoảng 10-20%. Vậy vì sao mới 30 tuổi, tóc đã bạc, hay tóc bạc ở tuổi 30 là bình thường hay bất thường và có biện pháp nào để có thể khắc phục được tình trạng tóc bạc tuổi 30 không? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Những vấn đề hay gặp phải của mái tóc ở tuổi 30
- Bạc tóc ở tuổi 30: Đây là tình trạng mà rất nhiều người ở độ tuổi 30 hay gặp phải. Có người thì chỉ xuất hiện tình trạng vài sợi tóc bạc trên đầu nhưng cũng có người có tính trạng mái tóc bạc gần như nửa. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trên như: do áp lực công việc, căng thẳng thường xuyên, do hút thuốc lá, ăn uống thiếu chất, lạm dụng hóa chất…
- Rụng tóc ở tuổi 30: Nếu như mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy và thấy các sợi tóc bị vương trên gối, hay chỉ cần bạn ngồi chải tóc, gội đầu, thậm chí chỉ cần vuốt ve nhẹ nhàng mái tóc, bạn cũng thấy rất nhiều sợi tóc bị rụng và dính ở trên lược, rơi ra sàn. Điều này là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị lão hóa tóc sớm hơn chu kỳ tự nhiên.
- Tóc bị khô, yếu và xơ: Khi bước sang tuổi 30, đặc biệt là phụ nữ, mái tóc cũng sẽ xuất hiện các hiện tượng như khô, xơ và yếu hơn so với trước đây. Nguyên nhân ngoài việc đến từ môi trường, khói bụi, lạm dụng hóa chất, còn do việc nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi.
Góc nhìn của khoa học về mái tóc
Theo y học, vòng đời của mỗi một sợi tóc phải trải qua các bước gồm: phát triển, thoái triển đến nghỉ ngơi. Tính trung bình, ở mỗi người có khoảng 100.000 nang tóc, mỗi một nang tóc lại sinh ra khoảng 20 sợi trong suốt cuộc đời. Bình thường tóc sẽ rụng tự nhiên vào khoảng 100 sợi mỗi ngày và sẽ rụng nhiều hơn trong giai đoạn thai kỳ, hay khi ốm đau hoặc dùng thuốc đặc trị.
Thời điểm tóc bắt đầu có sợi bạc thường sẽ xảy ra vào cuối những năm 20 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm mà tóc bạc xảy ra ở từng người rất khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tóc được xem là bị bạc sớm khi xảy ra ở tầm tuổi 30 đối với người châu Á, hoặc 50% số tóc bị bạc trước 50 tuổi. Theo các nhà khoa học, thông thường thì phải trên tuổi 40 thì tóc mới bắt đầu bạc đi, là do cơ chế “lão hóa” chung xảy ra ở cơ thể người.
Màu mái tóc được tạo thành như thế nào
Màu tóc của mỗi một con người là kết quả của các sắc tố có tên là melanin. Nó được tạo thành từ hai loại axit amin (tyrosine và phenylalanine), những sắc tố này do một nhóm tế bào chuyên biệt gọi là melanocyte sản xuất ra. Những tế bào melanocyte có ở khắp cơ thể của chúng ta và các sắc tố melanin do chúng sản xuất ra sẽ mang lại màu sắc cho da, cho tóc và mắt của chúng ta. Các tế bào melanocyte chịu trách nhiệm về màu tóc được tìm thấy có trong các “hành” của nang lông/ tóc.
Mặc dù có thể tóc và da sẽ có nhiều màu khác nhau, song chỉ có hai loại sắc tố, melanin là sắc tố eumelanin tạo ra màu nâu sẫm đến màu đen, và sắc tố pheomelanin tạo ra màu đỏ, vàng. Hai loại tế bào này pha trộn với nhau sẽ quyết định cho màu tóc của bạn như thế nào. Nhìn chung, nếu càng có nhiều sắc tố eumelanin thì tóc sẽ càng sẫm màu và ngược lại.
Vì sao ở tuổi 30 tóc lại bị bạc?
Vì sao tóc lại bị bạc đi?
Tóc bị bạc đi là do có ít sắc tố melanin trong keratin. Càng ít sắc tố melanin, sẽ càng có nhiều tóc bạc. Nếu như có người nào đó xuất hiện mái tóc hoàn toàn bạc trắng, nghĩa là không có chút sắc tố melanin nào trong keratin.
Sự suy giảm sắc tố melanin có thể do:
- Hoạt động tiết ra sắc tố melanin bị rối loạn hoặc là có sự khiếm khuyết xảy ra trong cấu tạo của melanin, tóc sẽ xuống màu và bạc đi nhanh chóng. Tỉ lệ sắc tố melanin sẽ thay đổi theo thời gian, càng về già, các sắc tố sẽ càng giảm đi, tóc càng nhạt màu.
- Sự tích tụ của chất hydrogen peroxide – H2O2, đây là một chất có khả năng oxy hóa mạnh, phá hủy sắc tố melanin, dẫn đến tẩy màu của tóc. Khi cơ thể ở tình trạng bình thường, các hydrogen peroxide luôn được kiểm soát nhờ enzyme Catalase. Catalase là một loại enzyme chống oxy hóa, mỗi một phân tử catalase sẽ có thể phân hủy hàng triệu phân tử H2O2, do đó nó sẽ ngăn cản quá trình hình thành tóc bạc và đảo ngược quá trình lão hóa. Vì nhiều nguyên nhân xảy ra mà số lượng enzyme catalase sẽ không còn được sản xuất đủ để phân hủy H2O2, từ đó dẫn đến sự tích tụ chất này ngày càng nhiều và gây ra tình trạng tóc bạc sớm.
Vì sao ở tuổi 30 lại xảy ra tình trạng tóc bạc?
Khi ở tuổi 30, sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động vào sự suy giảm sắc tố melanin, như bắt đầu quá trình lão hóa, do cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, do thường xuyên gặp các căng thẳng, stress đến từ công việc, cuộc sống, hay các yếu tố đến từ môi trường như khói bụi, hóa chất hoặc mắc phải một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp… Những yếu tố này sẽ góp phần đẩy mạnh nguy cơ tóc bạc sớm ở tuổi 30.
Có thể bạn quan tâm: Stress căng thẳng làm tóc bạc đi
Tóc bạc xảy ra ở tuổi 30 là bình thường hay bất thường?
Trong nang tóc có những tế bào sắc tố melanin, giúp tạo màu cho mái tóc của bạn. Khi bạn già đi, các nang tóc sẽ dần mất đi sắc tố này, dẫn đến bạc tóc.
Bình thường, tóc bắt đầu có hiện tượng bạc xám khi mà con người sẽ bước vào tuổi 30, nhưng thông thường phải ở trên 40 tuổi thì tóc mới bắt đầu bạc đi do cơ chế “lão hóa” chung xảy ra ở cơ thể con người và ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi, tóc mới xuất hiện bạc nhiều.
Một số biện pháp chăm sóc, khắc phục tóc bạc tuổi 30
Phương pháp chăm sóc tóc bạc bằng dầu dừa
Sự kết hợp giữa chanh và dầu dừa sẽ tạo thành một loại hỗn hợp có công dụng rất tốt đối với những trường hợp bị bạc tóc sớm. Bởi lẽ, hỗn hợp này sẽ bổ sung cho tóc nhiều loại dưỡng chất cần thiết, có tác dụng chống oxy hóa, cân bằng độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của tóc, và giúp tóc luôn khỏe mạnh.
Cách làm như sau: Bạn lấy một lượng dầu dừa vừa đủ và thêm nước cốt của 1 quả chanh tươi. Trộn đều 2 loại đó với nhau để thu được hỗn hợp dầu dừa chanh, sau đó thoa đều lên mái tóc, chú ý bôi thêm ở những nơi có nhiều tóc bạc và massage nhẹ nhàng. Giữ nguyên trong khoảng tầm 30 phút rồi gội sạch lại với nước. Nên dùng đều đặn từ 3 – 4 lần trên tuần.
Phương pháp cải thiện tóc bạc bằng nước đậu đen
Đậu đen có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe cơ thể, giúp cơ thể thanh lọc độc tố, giải nhiệt, cung cấp thêm cho cơ thể một số loại dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, nó còn có tác dụng hỗ trợ giúp làm đen tóc nếu người bệnh biết sử dụng đúng cách.
Cách làm như sau: Bạn đem đậu đen đi phơi khô, rồi sao đến khi có mùi thơm sau đó bảo quản trong hộp thủy tinh đậy nắp kín. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần khoảng tầm 6g, nhai kỹ đậu đen rồi uống chung với nước muối ấm pha loãng. Hoặc bạn cũng có thể đem đậu đen hầm với xương lợn thành món canh, vừa tốt cho tóc, lại vừa bổ dưỡng cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Những loại thực phẩm làm đen tóc
Tập những thói quen bảo vệ cho mái tóc
Tóc sẽ không thể đen nhánh, bóng mượt nếu như không được “khỏe” từ bên trong. Vậy nên, bạn cần phải chăm sóc và bảo vệ tóc thật kỹ bằng những cách sau đây:
- Không nên đội mũ quá chật và lâu: Việc đội mũ bị quá chật và quá lâu có thể gây ra rụng tóc và gàu.
- Không nên dùng sản phẩm chăm sóc tóc có hóa chất hoạt động quá mạnh: Các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh sẽ làm cho tóc nhạt màu, yếu đi.
- Giữ ẩm cho mái tóc: Giống như làn da, mái tóc cũng cần phải được cung cấp một độ ẩm cần thiết để có thể duy trì được vẻ bóng mượt. Dùng mặt nạ ủ và dưỡng tóc bằng tinh dầu được xem như là 2 cách phục hồi tóc hư tổn nhanh nhất. Tùy vào tình trạng của tóc như thế nào mà bạn có thể tìm đến các loại tinh dầu/ serum dưỡng tóc phù hợp như: tinh dầu hoa cúc (làm bóng tóc), tinh chất dầu dừa (làm mềm tóc)… Nên thoa dầu chủ yếu vào phần ngọn tóc, tránh thoa vào phần chân tóc để ngăn ngừa gàu.
- Nên gội đầu đúng cách: Số lần gội đầu trong tuần sẽ tùy thuộc vào tính chất của tóc, thời tiết và công việc của từng người mà lựa chọn ra khoảng cách giữa 2 lần gội. Vào mùa hè, những người có mái tóc dầu, tóc rất dễ bị bết, không bóng mượt, nên gội đầu mỗi ngày một lần. Người có tóc trung tính nên gội 4 lần mỗi tuần. Người có da đầu hơi khô và tính chất của tóc cũng khô, thì tần suất gội đầu khoảng 2 – 3 lần một tuần.
- Lựa chọn dầu gội: Nên lựa chọn các loại dầu gội đầu có chất lượng cao, có nguồn gốc từ thiên nhiên, thảo dược, hạn chế dầu gội công nghiệp chứa thành phần hóa chất.
Sử dụng viên thuốc uống có chứa enzyme catalase
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tóc bạc tuổi 30 là do sự suy giảm melanin và sự tích tụ của Hydrogen Peroxide H2O2 ở chân tóc. Vì thế để giúp ngăn ngừa và cải thiện mái tóc đang điểm hoa dâm của mình, người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm có thành phần là Enzyme Catalase. Mỗi một phân tử Enzyme Catalase sẽ có thể phân hủy hàng triệu phân tử H2O2, do đó sẽ giúp ngăn cản quá trình hình thành tóc bạc và giúp đảo ngược quá trình lão hóa tóc. Tuy nhiên khi sử dụng những loại thuốc này, cần tham khảo thêm từ các bác sĩ chuyên khoa.
Khi bạn bị bạc tóc ở tuổi 30, bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc, cải thiện mái tóc bạc của mình. Chúng ta cần kiểm soát được stress, ngủ đủ giấc, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung các nguồn thực phẩm giúp chống lão hóa cho cơ thể và tốt cho tóc (mè đen, đậu đen…).