Nuôi tóc nhanh dài dường như là một thử thách đối với nhiều người. Thật khó để xác định nguyên nhân khiến tóc chậm phát triển, đặc biệt là khi chúng ta không thể theo dõi từng sợi tóc của mình. Vì vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân khiến tóc mọc chậm và cách khắc phục tình trạng này.
I. Tóc mọc chậm là gì?
Tóc mọc chậm là tình trạng các tế bào tóc mới phát triển không đều, dẫn đến tóc mọc chậm và gây thưa tóc. Tóc mọc chậm phổ biến ở cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác. Theo chu kỳ sinh trưởng bình thường, khi một sợi tóc cũ rụng đi sẽ có một sợi tóc mới mọc lên tại vị trí này, đảm bảo sợi tóc luôn dày và chắc khỏe, không thưa hói. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà tóc mọc chậm hơn so với chu kỳ bình thường với các biểu hiện như:
- Tóc rụng lâu ngày không thấy mọc lại, hoặc mọc lại nhưng sợi tóc yếu, mỏng và dễ rụng.
- Tóc lâu dài: Trung bình một tháng tóc sẽ dài thêm khoảng 1,5-2 cm. Nếu bạn thấy tóc mới không đạt được độ dài này, có nghĩa là tóc đang mọc chậm hơn bình thường.
II. Vòng đời bình thường của tóc
Một sợi tóc trên đầu của chúng ta có thể sống từ 2 đến 6 năm. Đặc biệt, mỗi sợi tóc đều trải qua 3 giai đoạn trong cuộc đời:
- Giai đoạn mọc: (85-95% tóc trên đầu thường ở giai đoạn này), kéo dài khoảng 2-6 năm
- Giai đoạn ngưng mọc: kéo dài khoảng 3 tuần và chỉ có 1-2% số tóc trên đầu ở giai đoạn này.
- Giai đoạn nghỉ (chờ rụng và rụng): Tóc mới bắt đầu mọc và kéo dài khoảng 3 tháng, với 5-10% tóc trong giai đoạn nghỉ ngơi này.
Thông thường, tóc mọc sẽ chiếm nhiều không gian hơn, vì vậy bạn sẽ không thể cảm nhận được sự thay đổi số lượng tóc trên đầu.
Các nhà khoa học đã xác định được rằng trên đầu của chúng ta có khoảng 100-120 nghìn sợi tóc, với độ dài, dày và tuổi thọ khác nhau. Mỗi ngày có khoảng 60-100 sợi tóc rụng, điều này là bình thường vì đó là rụng tóc sinh lý. Tuy nhiên, khi tóc rụng nhiều bất thường và không có dấu hiệu mọc lại thì có thể là rụng tóc bệnh lý, cần tìm nguyên nhân và có giải pháp khắc phục sớm.
III. Nguyên nhân gây tóc mọc chậm
1. Dinh dưỡng
Chế độ ăn kiêng, ăn không đủ bữa, thiếu chất, rối loạn chuyển hóa… là những nguyên nhân khiến tóc mọc không đều và dễ rụng do thiếu hụt dinh dưỡng. Theo thống kê của các chuyên gia da liễu trên thế giới, hầu hết những người loại bỏ protein trong bữa ăn hàng ngày sẽ đối mặt với nguy cơ rụng tóc do tóc ngày càng mỏng đi.
Vì 80% sợi tóc được tạo thành từ keratin (một dạng protein) nên nếu cơ thể không được cung cấp đủ protein sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc nhanh, tóc yếu, tóc lâu mọc và chẻ ngọn. Loại bỏ hoàn toàn chất béo cũng sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Cơ thể thiếu chất béo có thể làm giảm độ ẩm của tóc, giảm khả năng tự bảo vệ của da đầu trước các tác nhân oxy hóa… dẫn đến rụng và mỏng tóc. Ngoài ra, tóc mọc chậm cũng đã được ghi nhận do thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, làm hỏng chu kỳ phát triển bình thường của tế bào mầm tóc, dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.
2. Do di truyền
Một nguyên nhân khiến tóc mọc chậm, hói đầu do di truyền thường là do da đầu nhạy cảm với hậu nội tiết tố nam. Đây là nguyên nhân chính khiến tóc của những người mang gen hói đầu khitosc lâu mọc ra, mọc lên nhưng dễ rụng, tóc thưa … Ban đầu, người bệnh sẽ bị rụng tóc hai bên thái dương, sau đó tạo thành hình chữ M. Theo thời gian, tình trạng hói đầu ngày càng nặng, nam giới sẽ bị mất đường chẻ tạo thành hình chữ U ở đỉnh. Nếu không được điều trị sớm, nam giới có thể từ rụng tóc tạm thời đến hói đầu vĩnh viễn.
3. Căng thẳng, mệt mỏi
Đối mặt với căng thẳng, stress, hệ thống thần kinh nội tiết sẽ phản ứng với căng thẳng bằng cách tiết ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P cũng làm tổn thương tế bào mầm của tóc, dẫn đến giai đoạn tăng trưởng bị rút ngắn, làm tăng nhanh thời gian chờ đợi trước khi rụng tóc. Có nghĩa là tóc cũ đã mất đi, nhưng tóc mới không thể mọc kịp để thay thế tóc cũ, thậm chí tóc mới trở nên yếu, ngắn và mỏng hơn.
4. Rôi loạn thần kinh nội tiết
Có nhiều nguyên nhân khiến tóc mọc chậm, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do thần kinh mất cân bằng nội tiết. Theo các nghiên cứu, thần kinh nội tiết sẽ có nhiệm vụ điều phối lượng tế bào mầm tóc phù hợp để biệt hóa thành các thành phần của sợi tóc.
Tuy nhiên, nếu hệ thống nội tiết bị rối loạn (thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh, nam giới rối loạn sinh lý, mãn kinh…) thì tế bào mầm tóc sẽ hoạt động không hiệu quả dẫn đến tóc mọc chậm, tóc yếu.
5. Rối loạn tuyến giáp
Theo một số nghiên cứu cho thấy tình trạng của tuyến giáp có liên quan đến tóc. Khi tuyến giáp khỏe mạnh, chu kỳ phát triển của tóc diễn ra bình thường. Ngược lại, suy giáp hay cường giáp khiến lượng hormone không ổn định, ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ tóc, tóc dễ rụng, rụng từng mảng, tóc mọc không đều, mỏng và yếu. Rụng tóc quá nhiều do suy giáp hoặc cường giáp sẽ xuất hiện vài tháng sau khi bệnh khởi phát, vì vậy đôi khi có thể bị rụng tóc sau khi điều trị bệnh.
6. Quá trình lão hóa
Quá trình mọc tóc và rụng tóc thường diễn ra theo đúng chu kỳ. Tuy nhiên, sau tuổi 30, quá trình lão hóa cộng với tác động của rối loạn thần kinh nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng, lạm dụng hóa chất, sử dụng thuốc… là những nguyên nhân khiến tóc không thể duy trì được độ dài bình thường. Càng nhiều yếu tố ảnh hưởng, tế bào mầm tóc càng dễ bị tấn công khiến hoạt động của tóc bị suy giảm. Từ đó tóc rụng nhiều, thưa dần, vòng đời rút ngắn, tóc cũ rụng nhanh, tóc mới khó mọc.
IV. Cách khắc phục và kích thích mọc tóc tại nhà
1. Massage da đầu
Nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền cho các liệu pháp kích thích mọc tóc với mong muốn sở hữu một mái tóc dày và chắc khỏe. Nhưng ít ai biết rằng, massage da đầu cũng mang lại hiệu quả bất ngờ cho mái tóc của bạn. Các động tác massage da đầu có khả năng kích thích hệ thống tuần hoàn máu dưới da đầu giúp chân tóc được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp cải thiện tình trạng tóc mọc chậm, tóc mới mọc khỏe và dài hơn.
2. Sử dụng nha đam giúp mọc tóc nhanh
Nha đam chứa hàm lượng vitamin C, A, E, một nhóm vitamin có thể giúp tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin B12 và axit folic có trong lô hội cũng giúp chữa rụng tóc lâu rụng. Vì vậy, nha đam được coi là một hoạt chất giúp hỗ trợ quá trình tái tạo tóc hiệu quả. Nhiều người thường dùng nha đam để ủ tóc, nấu với nước mát để uống, thoa ngay sau khi gội đầu… để cải thiện tình trạng tóc của bản thân.
3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
- Bổ sung đủ protein: Đây là điều quan trọng để thúc đẩy mái tóc chắc khỏe, đều và bóng. Vì protein chiếm 20% cơ thể và 80% cấu trúc tóc. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ protein cho cơ thể không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, mọc đúng chu kỳ. Dưới đây là một số thực phẩm giàu protein bạn nên ăn: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân, các loại hạt, hải sản, bông cải xanh …
- Collagen: Theo nghiên cứu, collagen có thể giúp sản xuất keratin cho tóc. Ngoài ra, bổ sung collagen cũng có thể làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu collagen vào bữa ăn hàng ngày như rau bina, cá hồi, đậu nành, các loại thực phẩm có màu đỏ, cá mòi, thực phẩm giàu vitamin C…
- Khoáng chất: Kết hợp nhiều khoáng chất khác nhau sẽ hỗ trợ hình thành một mái tóc đẹp, đặc biệt là silic và sắt. Sự thiếu hụt sắt và silic sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc mọc chậm và dễ rụng hơn. Vì vậy, hãy nhớ bổ sung đủ khoáng chất cho tóc, khoáng chất này có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau sẫm màu, khoai tây, giá đỗ…
- Vitamin: Vitamin nhóm B (B1, B6, B7, B12…) đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì da đầu và tóc khỏe mạnh. Vitamin B được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh, men bia, thịt bò…
4. Hạn chế sử dụng hóa chất, nhiệt lên tóc
Hãy thử tưởng tượng, để duỗi tóc, bạn phải sử dụng nhiệt độ ít nhất là 150 độ C. Vậy khi kết hợp duỗi, nhuộm, uốn… cùng một lúc, tóc bạn sẽ phải chịu như thế nào? Vì vậy, bạn cần hạn chế tạo kiểu liên tục hoặc tạo nhiều kiểu cùng một lúc. Thời gian tối thiểu được các chuyên gia tóc khuyên dùng để tóc phục hồi là 6 tháng. Nó sẽ giúp tóc bạn bớt hư tổn, tóc rụng ít hơn.
5. Hạn chế gội đầu thường xuyên
Gội đầu quá nhiều lần trong tuần sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên, dẫn đến khô tóc. Vì vậy, tùy từng loại tóc và da đầu mà có tần suất gội đầu hợp lý.
- Tóc khô nên gội 2 lần/ tuần
- Gội đầu 2-3 lần/ tuần cho những người có tóc thường và tóc dầu.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, bạn có thể tham khảo để có thể sở hữu cho mình một mái tóc dài, dày, chắc khỏe và suôn mượt.