Tóc rụng nhiều có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khoẻ và ngoại hình. Thậm chí mọi người còn lo ngại rằng: Tóc rụng nhiều có mọc lại không? Làm thế nào để giúp tóc mọc quay trở lại? Để có được câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chu kỳ phát triển của tóc
Để trả lời cho câu hỏi: Tóc rụng nhiều có mọc lại không? Đầu tiên bạn nên biết được quy luật phát triển của sợi tóc. Chu kỳ phát triển của tóc gồm có 3 giai đoạn từ khi tóc bắt đầu mọc đến khi tóc rụng.
Vòng đời của tóc trãi qua 3 giai đoạn
Giai đoạn phát triển của tóc
Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn Anagen. Khoảng 90% sợi tóc trên da đầu của bạn thuộc giai đoạn này. Sau đó, các tế bào tóc tăng trưởng, phân chia nhanh mạnh mẽ khiến tóc dài ra nhanh chóng.
Thời gian tóc phát triển, mọc dài ra thường trong khoảng từ 2 – 7 năm trước khi nang tóc bị lão hoá đi. Độ dài của giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và nhiều vấn đề khác.
Giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn này còn được gọi là Catagen, tổng số lượng tóc thuộc chu kỳ này chiếm khoảng 2 – 3 % tổng số tóc trên da đầu. Giai đoạn này ngắn, trung bình chỉ kéo dài 2-3 tuần. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, tóc ngừng phát triển, nang tóc co lại và bám vào chân tóc.
Giai đoạn thoái hoá
Đây là giai đoạn cuối cùng của tóc còn gọi là giai đoạn Telogen. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 tháng. Nang tóc ngừng hoạt động, tóc bắt đầu rụng và sợi tóc mới lại bắt đầu một chu kỳ phát triển. Vì vậy tóc rụng là giai đoạn sinh lý bình thường của cơ thể.
Tóc rụng nhiều có mọc lại không?
Nhìn vào vòng đời của sợi tóc có thể khẳng định rằng: Tóc sau khi rụng có mọc lại. Tuy nhiên tại sao vẫn có những người nhận thấy rằng tóc rụng nhiều, càng ngày càng thưa dần và không thấy mọc lại?
Theo các chuyên gia, nếu tóc bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì quá trình rụng tóc sẽ đi đôi với quá trình mọc lại tóc. Khi sợi tóc này rụng thì sợi tóc mới sẽ hình thành và phát triển.
Nhưng nếu mái tóc của bạn rụng nhiều hơn mức trung bình (nhiều hơn 100 sợi/ngày) và lượng tóc mọc lại ít hơn, chậm hơn thì rất có thể bạn đang bị rụng tóc bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc bệnh lý như: do tác động tạo kiểu quá nhiều, tóc thiếu dưỡng chất, do rối loạn nội tiết, yếu tố di truyền…
Tóc rụng sẽ có hai khả năng sau:
Bệnh rụng tóc mức độ nhẹ: sờ phần da đầu bị rụng tóc bạn thấy hơi sần sần hoặc nhám. Điều này chứng tỏ các nang tóc vẫn “sống” và tỉ lệ tóc mọc lại vẫn còn cao.
Bệnh rung tóc mức độ nặng: phần da đầu bị rụng tóc khi sờ cảm thấy nhẵn, mịn, da đầu bóng. Lúc này chứng tỏ các nang tóc đã bị chết, tóc ở phần này không thể mọc lại. Người bệnh có thể bị hói đầu tạm thời thậm chí hói đầu vĩnh viễn nếu không được chăm sóc và kích thích mọc tóc kịp thời.
Các dấu hiệu tóc mọc lại
Đối với các trường hợp nang tóc vẫn còn khả năng hình thành và nuôi dưỡng tóc, tóc sẽ mọc lại sau một thời gian. Tóc có thể mọc lại hay không sẽ dựa vào các dấu hiệu sau:
Nếu phần da đầu bị rụng tóc sờ thấy còn nhám, vẫn có những sợi tóc nhỏ hoặc lưa thưa trên mảng da đầu đó nghĩa là trên mảng da đó nang tóc vẫn còn phát triển. Tóc vẫn có thể mọc và phát triển
Trong trường hợp mảng da đầu bị rụng tóc hoàn toàn, sờ vào có cảm giác giác trơn, bóng thậm chí thành sẹo thì những chân tóc đã bị hủy hoại hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc gây lại những chân tóc đó là không thể, bạn sẽ vĩnh viễn mất tóc ở vị trí đó.
Nếu các nang tóc vẫn còn khả năng phục hồi tóc, tóc sẽ mọc sau một thời gian kích thích mọc tóc. Đôi khi tình trạng mọc tóc con có thể gây ngứa da đầu.
Kích thích tóc nhanh mọc trở lại như thế nào?
Có một sự thật mà bạn cần hiểu rằng không có bất kỳ biện pháp nào có thể giúp tóc mọc nhanh chớp nhoáng chỉ trong một vài ngày. Hầu hết các biện pháp này chỉ giúp tạo điều kiện để cho nang tóc chắc khoẻ hơn và hỗ trợ quá trình mọc tóc. Cụ thể đó là những biện pháp như sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Đặc biệt, bạn nên bổ sung đầy đủ thức ăn giàu đạm, sắt , vitamin C ,…Tóc được tạo ra gần như hoàn toàn bằng protein và việc cung cấp đầy đủ lượng protein cho tóc là vô cùng cần thiết để tóc mọc trở lại
– Hạn chế sử dụng những loại hóa chất có tính chất tẩy rửa mạnh có thể gây tổn thương da đầu và làm chậm quá trình mọc tóc. Đặc biệt, không nên để tóc hoặc da đầu tiếp xúc với nguồn nhiệt độ quá cao.
– Tự mát-xa da đầu khi gội đầu để thúc đẩy lưu lượng máu đến các nang tóc. Điều này sẽ giúp các nang tóc được cung cấp lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển tóc.
– Đặc biệt là bạn nên sử dụng dầu gội và dầu xả có vitamin E hoặc keratin. Đối với bệnh vẩy nến da đầu, viêm da đầu thì các bác sĩ da liễu có thể kê toa một loại dầu gội có tác dụng trị được các bệnh lý liên quan tới da đầu
– Loại bỏ tóc chẻ ngọn bằng cách cắt tỉa thường xuyên sau mỗi sáu đến tám tuần.