Vảy nến da đầu là dạng bệnh da liễu mãn tính phát triển do rối loạn quá trình tăng sinh tế bào thượng bì. Các lớp vảy nên trông vừa mất thẩm mỹ lại khiến “khổ chủ” ngứa ngáy, đứng ngồi không yên. Vì thế, nhiều người đau đáu tìm kiếm mọi cách để giải quyết căn bệnh này. Trong bài viết hôm nay, mời các bạn tìm hiểu mẹo chữa vảy nến da đầu bằng lá trầu không, hãy tham khảo và thử áp dụng xem sao nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu về bệnh vảy nến da đầu
Bệnh vảy nến da đầu là bệnh rối loạn da phổ biến làm cho các mảng vảy nổi lên ở vùng da đầu. Vảy có thể nổi cục hoặc lan rộng lên toàn bộ da đầu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh vảy nến da đầu có thể lan rộng ra trán, gáy hoặc hai bên tai. Nguyên nhân của bệnh đa phần là do yếu tố di truyền và rối loạn tự miễn trong cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể là dùng dầu gội đầu không phù hợp, cào, gãi da đầu gây trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào, tác dụng phụ của thuốc trị bệnh, thường xuyên bị căng thẳng, stress, mệt mỏi,….
Khi bị bệnh vảy nến da đầu thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Da đầu xuất hiện những mảng đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau và tạo thành các vầng trên da đầu.
- Những viền xung quanh của mảng da đỏ nhìn rất rõ ràng, sau một thời gian nổi cộm cao hơn so với những vùng da xung quanh không bị bệnh.
- Bề mặt của vùng mảng đỏ xuất hiện những mảng bám có kích thước to hơn gàu có màu trắng và rất dễ bong tróc.
- Vảy trắng có thể bong thành những mảng vảy to nhỏ khác nhau, nếu lúc này không có biện pháp điều trị tình trạng vảy trắng sẽ tăng một cách nhanh chóng và không có dấu hiệu dừng lại.
- Những vùng tổn thương có thể lan rộng ra những vùng da khác như trán, gáy, hai bên tai,…
- Xuất hiện cảm giác ngứa, đau nhức.
- Rụng tóc nhiều. Thực ra, bản thân của bệnh vảy nến da đầu không gây ra hiện tượng rụng tóc nhưng do gãi nhiều hoặc tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng dẫn đến rụng tóc tạm thời. Tuy nhiên, tóc của bạn sẽ mọc trở lại sau khi bệnh đã được điều trị khỏi.
- Bệnh kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm, bội nhiễm hoặc nhiễm nấm,…
Chữa vảy nến bằng lá trầu không có hiệu quả?
Trong dân gian, lá trầu không, lá khế hay sài đất hay được dùng làm lá tắm để trị các bệnh ghẻ ngứa, mẩn đỏ. Thành phần của trầu không có chứa kháng sinh tự nhiên và các thành phần có tính sát khuẩn cao, như chavicol có tác dụng diệt khuẩn, giảm ngứa. Đồng thời, tinh dầu từ lá trầu không cũng giúp cho các tổn thương trên da nhanh lành lại. Vì thế, trầu không cũng được coi là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu đối với bệnh vảy nến.
Vảy nến là bệnh mãn tính rất khó chữa, vì thế các bài thuốc dân gian như tắm lá không thể có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm, giảm ngứa ở các vùng da bị bệnh. Lá trầu không an toàn, lành tính, vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Trị vảy nến bằng lá trầu không như thế nào?
Sau đây là hướng dẫn chi tiết 4 cách trị vảy nến bằng lá trầu không:
1. Lá trầu không và lá bèo hoa dâu
Nguyên liệu:
- 10 lá trầu không
- 10 lá bèo hoa dâu
Hướng dẫn:
- Đem lá trầu không và lá bèo rửa sạch và để ráo nước
- Tiếp đến, bạn cho 2 loại lá này vào ấm và đun sôi cùng với 2 lít nước
- Khoảng 20 phút sau, bạn tiến hành tắt bếp và bỏ phần bã, chỉ lấy nước
- Sử dụng khoảng 500 ml nước này để uống. Phần nước còn lại, đem gội đầu.
- Thực hiện cách chữa trị này một cách đều đặn khoảng 2 lần/tuần để cải thiện bệnh vảy nến
2. Lá trầu không, bạc hà, diếp cá
Trong Đông y, lá diếp cá có tính hàn, vị chua nhẹ, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng viêm tốt. Qua các nghiên cứu, phân tích hiện đại, người ta đã tìm thấy tinh dầu diếp cá chứa hàm lượng Decanoyl- Acetaldenlyd rất cao. Đây là một loại kháng sinh mạnh có tác dụng kháng khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu,… Nhờ vậy, rau diếp cá có khả năng ức chế vi khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, nấm là những tác nhân gây ra bệnh ngoài da dai dẳng.
Nguyên liệu: Trầu không, diếp cá và bạc hà, mỗi loại 10 lá
Hướng dẫn:
- Trước tiên, rửa sạch các loại lá và ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra
- Cho các loại lá vào nồi nấu cùng 3 lít nước
- Sau khi nước sôi và chuyển màu, thì bạn có thể tắt bếp và chờ nước nguội bớt
- Sử dụng nước này để gội đầu và tắm hàng ngày để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến
- Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần
3. Lá trầu không và dầu dừa
Nguyên liệu
- 10 lá trầu không
- 2 thìa cà phê dầu dừa
Hướng dẫn:
- Rửa sạch lá trầu không để ráo nước. Cho vào cối xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
- Cho thêm 2 thìa dầu dừa vào nước cốt rồi trộn đều.
- Dùng hỗn hợp này thoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương và để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước.
- Thực hiện đều đặn hàng ngày.
4. Uống nước lá trầu không
Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá)
Hướng dẫn:
- Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước và cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước
- Sau khoảng 20 phút, tắt bếp và lấy nước này uống.
- Bạn chia nước làm 3 phần và uống hàng ngày. Đồng thời lấy phần bã trầu không đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
Lưu ý trị vảy nến bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không trị vảy nến là cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn vẫn cần tìm hiểu một số lưu ý sau:
- Lá trầu không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng ngứa tạm thời, nên sử dụng khi bệnh vảy nến ở thể nhẹ, nếu bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng thì tốt hơn hết là đến bệnh viện da liễu để được tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp.
- Không nên chà xát mạnh lá trầu không vào vùng da bị tổn thương, sẽ khiến cho vùng da bị bệnh lan rộng hơn.
- Không nên dùng nước lá trầu không đã để qua đêm.
- Nên chọn mua lá trầu không cẩn thận, để tránh lẫn sâu bệnh, dư lượng thuốc trừ sâu.
- Khi sơ chế các loại lá nên ngâm qua với nước muối để loại bỏ tạp chất.
- Dù an toàn, nhưng để tránh kích ứng, bạn nên bôi thử một chút nước lá trầu không ở vùng da cổ tay và chờ đợi 1h đồng hồ. Nếu không có phản ứng gì thì mới nên áp dụng cho vùng da bị bệnh.
- Không nên lạm dụng các loại nước lá hằng ngày.
- Khi vùng da bị tổn thương xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, tuyệt đối không dùng lá trầu theo cách ngâm rửa hay thoa dịch ép lên da. Cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị kịp thời.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về hiệu quả và cách dùng lá trầu không trị vảy nến da đầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể để lại comment dưới chân bài viết để được hỗ trợ.