Viêm nang chân tóc là một bệnh lý về da mà rất nhiều người mắc phải. Nó không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu tình trạng bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến tóc bị rụng nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Vậy viêm nang chân tóc là bệnh gì? Nguyên nhân gây lên bệnh và cách điều trị như thế nào? Để có được lời giải đáp mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Dưỡng tóc.
Mục lục
1. Bệnh viêm nang chân tóc là gì?
Viêm nang chân tóc là bệnh viêm nhiễm ở da đầu, có thể xảy ra ở cả nam, nữ và thường dễ gặp ở những người có cơ địa da dầu. Khi bị bệnh, trên da đầu sẽ xuất hiện những nốt ban nhỏ ở chân tóc, bong vảy. Viêm da đầu thường khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống.
2. Nguyên nhân gây lên viêm nang chân tóc
Theo các chuyên gia da liễu cho biết rằng, nguyên nhân chính gây lên viêm nang chân tóc là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus, nấm (chủng malassezia) và ký sinh trùng (demodex folliculorum) gây lên. Khi bị người bệnh có triệu chứng ngứa, dùng tay gãi nhiều làm trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu lúc này không có biện pháp điều trị ngay, vị trí bị viêm nhiễm khuẩn sẽ càng sâu hơn tạo thành áp xe giữa các nang tóc, khiến chân tóc xuất hiện mụn mủ và những quầng da bị viêm đỏ. Viêm chân tóc sâu có thể để lại sẹo và gây rụng tóc, mức độ rụng tóc sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm nhiều hay ít.
Dưới đây là một số yếu tố khiến cho viêm nang chân tóc lây lan mạnh và dễ bùng phát.
- Yếu tố môi trường: môi trường bị ô nhiễm cộng với bụi bẩn, khói, gió, nguồn nước bị ô nhiễm,… là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây lên bệnh viêm nang chân tóc. Đặc biệt, với những người có hệ miễn dịch yếu thì tỉ lệ bị mắc bệnh sẽ rất là cao.
- Do dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc: việc sử dụng dầu gội, dầu xả và các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp với da đầu gây lên dị ứng cũng có thể dẫn đến tình trạng bị viêm nang chân tóc.
- Do tạo kiểu tóc thường xuyên: sử dụng hóa chất trong việc tạo kiểu tóc như uốn, duỗi, ép và dùng nhiệt cao sẽ bào mòn lớp caramide trên da đầu. Khi lớp màng bảo vệ này bị mất đi thì đây là một điều kiện thuận lợi để cho các loại vi khuẩn tấn công và gây lên viêm nang chân tóc.
- Do thói quen gãi đầu: nhiều bạn bị ngứa da đầu và có thói quen gãi rất là mạnh. Chính việc này đã tạo ra những vết xước gây tổn thương da đầu và chân tóc. Nhờ đó mà vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào hơn và gây lên hiện tượng viêm nhiễm. Đặc biệt, với những người bị viêm nang chân tóc mà vẫn giữ thói quen gãi mạnh thì sẽ khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng và tình trạng bệnh nặng hơn.
- Thời tiết nóng: thời tiết oi nóng khiến da đầu tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn nhiều hơn. Đây là một điều kiện thuận lợi để cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển.
Mách bạn: Tóc nhanh gãy rụng nên dùng dầu gội nào?
3. Triệu chứng của bệnh viêm nang lông chân tóc
Bạn có thể nhận biết bệnh viêm nang lông chân tóc thông qua một số triệu chứng sau:
- Khi bệnh mới phát triển da đầu có hiện tượng viêm đỏ, kèm theo các nốt sẩn ngứa, đau rát.
- Sau một thời gian, bệnh phát triển thành những mụn nhỏ li ti trên da đầu, có màu trắng, xung quanh mụn có những quầng viêm. Khi mụn bị vỡ ra sẽ có dịch ướt, mùi tanh, khô đóng thành vảy màu vàng.
- Vùng bị tổn thương thường là phần nông, nếu như không có biện pháp chữa trị sẽ gây nên rụng tóc, lở loét vùng da bị viêm, thậm chí là gây lên hói đầu.
- Các mụn mủ thường mọc rải rác ở khắp đầu hoặc có thể tập trung ở nhiều vị trí khác nhau trên da đầu, đặc biệt là ở gáy và hai bên thái dương.
Khi bị viêm nang chân tóc người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng đến tâm lý và tự tin của người bệnh. Bệnh này tái phát nhiều lần, dai dẳng có thể chuyển sang thành mãn tính. Khi đó, sẽ rất khó điều trị dứt điểm, dẫn đến bị suy nhược thần kinh, gây mất ngủ và trí nhớ bị giảm sút.
4. Bệnh viêm nang chân tóc để lại biến chứng gì?
Phần lớn viêm nang chân tóc không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn không có biện pháp điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể để lại một số biến chứng sau:
- Để lại sẹo.
- Gây rụng tóc vĩnh viễn.
- Bị nhiễm trùng mãn tính.
- Bị viêm mô tế bào.
5. Cách chữa viêm nang chân tóc tại nhà
Viêm nang chân tóc không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn như gây ngứa, khó chịu. Do đó, khi bị bệnh bạn cần áp dụng những biện pháp sau để chữa viêm nang chân tóc:
5.1. Chăm sóc da đầu đúng cách
Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm chân tóc nặng hơn. Để quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc da đầu hợp lý tại nhà như:
Vệ sinh đầu sạch sẽ: với những người bị viêm nang chân tóc, bạn nên vệ sinh đầu sạch sẽ để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da đầu. Từ đó, giúp da đầu được thông thoáng và giảm ngứa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên gội đầu với tần suất từ 2 – 3 lần/tuần.
Dùng dầu gội đầu phù hợp:
Theo các chuyên gia da liễu, những người bị viêm nang chân tóc nên dùng những dầu gội dược liệu (có bán nhiều tại các hiệu thuốc) để đảm bảo độ an toàn và lành tính. Tránh dùng những sản phẩm dầu gội có tính tẩy rửa mạnh trong thời gian bị bệnh.
Ngoài việc dùng những loại dầu gội dược phẩm, bạn có thể dùng bồ kết để nấu nước gội đầu. Mặc dù phương pháp này hơi mất thời gian và công sức nhưng gội đầu với nước bồ kết rất tốt cho những người bị viêm nhiễm, viêm nang chân tóc.
Trong quả bồ kết có chứa hàm lượng saponin cao nên có khả năng diệt vi khuẩn, nấm, loại bỏ gàu và bã nhờn vô cùng hiệu quả. Từ đó, da đầu được sạch và thông thoáng, hạn chế ngứa rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 5 – 7 quả bồ kết, đem nướng trên bếp lửa khi nào có mùi thơm và quả chuyển sang màu vàng cánh gián thì tắt bếp.
- Cho bồ kết vào nồi đun sôi với 2 lít nước, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun đến khi nước chuyển sang màu vàng và sủi bọt thì tắt bếp.
- Bạn có thể dùng tay bóp nhừ quả bồ kết, sau đó dùng khăn xô lọc lấy nước cốt. Đổ nước ra thau cho nguội, dùng nước này để gội đầu.
- Gội qua đầu với nước mát để loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn bám trên tóc, giúp da đầu được thông thoáng để có thể hấp thụ các dưỡng chất được tốt nhất.
- Dùng khăn mềm lau qua tóc, đổ nước bồ kết từ từ lên tóc, kết hợp với massage nhẹ nhàng 3 – 5 phút để các dưỡng chất có trong nước bồ kết thẩm thấu sâu vào da đầu và tóc, giúp trị viêm nang chân tóc được hiệu quả hơn.
Không cào hoặc gãi mạnh da đầu để tránh trầy xước: nhiều bạn khi viêm nang chân tóc lúc ngứa thường dùng tay gãi hoặc cào để có cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc cào hay gãi không khiến cho bạn hết ngứa mà còn khiến da đầu bị tổn thương, kích thích và ngứa nhiều hơn. Ngoài ra, việc gãi có thể dẫn đến da bị tổn thương, khiến bệnh càng nặng và khó điều trị hơn.
Không nặn mụn hoặc bóc vảy ở vị trí viêm chân tóc: việc nặn mụn hoặc bóc vảy có thể dấn đến da bị viêm nhiễm, khiến bệnh khó điều trị rứt điểm.
5.2. Dùng thuốc trị viêm nang chân tóc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống và thuốc bôi để trị viêm nang chân tóc. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào để trị bệnh, bạn nên đến các cơ sở da liễu thăm khám, tại đây các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây lên bệnh để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng và mức độ viêm nhiễm mà bạn đang gặp phải.
Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh, kháng khuẩn tại chỗ và một số thuốc chống ngứa, chống dị ứng mà bác sĩ thường kê, bạn có thể tham khảo:
Viêm nang chân tóc do tụ cầu: trong trường hợp này bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh nhóm β-lactamin, nhóm Cephalosporin và Amoxillin. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp.
Viên nang chân tóc do nấm gây lên: nếu bạn bị viêm nang chân tóc do nấm gây lên, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc có tác dụng chống nấm bôi trực tiếp lên vùng da và kết hợp với thuốc uống.
- Thuốc bôi: Canesten, Nizora, Mycoster.
- Thuốc uống: Itraconazole hoặc Terbinafine.
Một số thuốc hỗ trợ điều trị: một số thuốc kháng sinh histamin, cồn Niode có tác dụng giảm ngứa, tránh kích ứng tại chỗ.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị bạn nên tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ để có thể điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, khi sử dụng các loại kem bôi ngoài da, bạn không nên lạm dụng vì nó có thể để lại một số tác dụng phụ như: gây rụng tóc, da đầu bị khô và bong tróc.
Hy vọng qua bài viết của Dưỡng tóc cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về bệnh viêm nang chân tóc, cũng như cách điều trị hiệu quả. Bạn đừng quên điều trị bệnh từ khi mới khởi phát để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn có một mái tóc khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Ngứa da đầu nên dùng dầu gội nào?