Đồ cay là một trong số những món ăn ưa thích của nhiều người. Bởi vì, đồ ăn cay sẽ làm tăng vị giác và cảm giác ngon miệng. Thế nhưng, nhiều người không biết rằng, khi ăn quá nhiều đồ cay sẽ bị ngứa da đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng ăn cay bị ngứa da đầu qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Ăn cay bị ngứa da đầu – nguyên nhân do đâu?
Vị cay là gia vị thường có trong các món ăn của nhiều gia đình bởi hương vị cay, nồng kích thích vị giác khá mạnh. Một số gia vị cay được nhiều người sử dụng như tiêu, ớt, gừng, rượu, quế,…
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều vị cay nóng, cơ thể dễ bị kích thích, gây dị ứng kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ngứa da và đi ngoài…Nguyên nhân sâu xa khi ăn cay gây ngứa da đầu là do thực phẩm cay khi vào bên trong cơ thể gây nóng trong người do sinh nhiệt bên trong. Các lỗ chân lông và tuyến mồ hôi trên bề mặt cơ thể sẽ nhanh chóng “mở ra” giúp tản nhiệt và thoát mồ hôi ra khỏi bề mặt cơ thể. Khi đó, hệ bài tiết bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn, gan bị ảnh hưởng, da đầu bị ẩm ướt và được bao phủ bởi tóc, nhiệt và mồ hôi thải ra, bám bẩn hay gây kích ứng và ngứa ngáy.
Như vậy, ăn cay gây ngứa da đầu và nguyên nhân là do cơ địa dị ứng với vị cay nóng. Khi xuất hiện tình trạng ngứa da đầu nghĩa là đang báo hiệu cơ thể bị kích ứng bởi vị cay nóng hay do ăn quá nhiều thực phẩm cay thường xuyên khiến gan bị suy giảm chức năng, dễ gây kích ứng và dị ứng da.
Bị ngứa da đầu còn do nguyên nhân nào khác?
Vậy có phải nguyên nhân duy nhất gây ngứa da đầu là do ăn cay hay còn nguyên nhân nào khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khác gây ngứa da dầu. Cụ thể là
Gàu
Khi bị ngứa da đầu, gàu là nguyên nhân bạn không thể bỏ qua. Về bản chất, gàu là tế bào chết, do Melissa – tên một loại nấm men gây nên. Nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, da dầu tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn. Không chỉ gây ngứa, gàu còn làm tóc trở nên yếu hơn, rụng và dễ gãy.
Để cải thiện tình trạng ngứa da đầu, gàu và giúp tóc khỏe mạnh, bạn có thể lựa chọn một số dầu gội trị gàu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dầu gội đầu trị gàu cũng không giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa, bạn cần đến cơ sở y tế hay bệnh viện da liễu để được thăm khám và điều trị tốt nhất… Lưu ý, khi gội đầu bạn nên thực hiện theo đúng 5 bước gội đầu hết gàu, sạch da đầu và không bết tóc
Dị ứng
Da đầu bị ngứa, kèm theo bong tróc có thể là dấu hiệu của dị ứng với dầu gội hay các sản phẩm chăm sóc tóc. Tình trạng này hay gặp ở những người thường xuyên nhuộm, uốn tóc, muốn thay đổi kiểu tóc. Đa số các gel vuốt tóc, gôm xịt, thuốc nhuộm đều chứa hóa chất và thành phần gây dị ứng, kích ứng với da đầu, đặc biệt là những người mẫn cảm với hương liệu.
Vì vậy, trước khi lựa chọn một sản phẩm dành cho tóc, bạn nên đọc kỹ những thành phần và test thử độ dị ứng, tránh hiện tượng ngứa da đầu và da mặt.
Nấm da đầu
Một trong những nguyên nhân gây ngứa da đầu là do nấm. Trên đầu người bệnh sẽ xuất hiện những vảy gàu lớn, mảng tròn, viêm nhiễm, lở loét kèm theo ngứa ngáy, tóc trở nên khô cứng. Ở mức độ nhẹ, vảy gàu bám li ti trên tóc, khi bệnh nặng sẽ hình thành những vảy gàu to hơn, tạo thành từng mảng.
Viêm da tiết bã
Đây là nhóm bệnh lý khá phổ biến và thường gặp với nhiều người. Da đầu bị bong tróc, đỏ và mẩn ngứa. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở vùng da đầu mà còn có thể xuất hiện ở một số bộ phận khác của cơ thể như gáy, mặt và cổ.
Bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây vảy nến là do hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mạnh, tế bào phát triển trên các bộ phận của cơ thể. Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như da bong tróc màu hồng hay trắng, khô, ngứa, thậm chí chảy máu. Trước tiên, chúng xuất hiện trên da đầu, sau đó lan sang các bộ phận khác như gáy, cổ, tai,…
Bệnh chàm (eczema)
Thông thường, chàm sẽ gây ngứa ở tay, chân nhưng trong một số trường hợp nó còn ảnh hưởng đến cả da đầu. Da đầu người bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ hay hồng, ngứa ngáy, có cảm giác bỏng nhẹ và rát. Tùy theo mức độ bệnh mà chàm gây ngứa nhẹ hay ngứa dữ dội. Nếu bị nặng, người bệnh gãi nhiều gây tổn thương thậm chí nhiễm trùng da.
Ngoài ra, ngứa da đầu còn do một số bệnh khác gây nên như:
- Viêm nang lông
- Bệnh ghẻ
- Ung thư da
Bên cạnh đó, một số thói quen trong sinh hoạt như cột tóc quá chặt, không gội đầu thường xuyên, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… cũng là nguyên nhân gây ngứa da đầu.
Có thể bạn muốn biết: Mách nhỏ 5 cách trị gàu bằng muối hiệu quả không ngờ
Biện pháp khắc phục khi ăn cay bị ngứa da dầu
Sau khi hiểu được nguyên nhân tại sao ăn cay bị ngứa da đầu, bạn nên thực hiện một số biện pháp khắc phục như
Sử dụng thuốc chống dị ứng
Các thuốc chống dị ứng hay được sử dụng như: loratadin, clorpheniramin, cetirizine,…
Các thuốc này có thể làm giảm nhanh triệu chứng ngứa da đầu thông qua cơ chế kháng histamin – chất trung gian hóa học gây dị ứng, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc. Trước khi sử dụng, cần có sự tư vấn và chỉ định của cán bộ y tế nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc dùng thuốc không đúng, bệnh không khỏi.
Dùng tinh dầu làm giảm kích ứng
Có lẽ biện pháp dùng tinh dầu để làm giảm kích ứng không còn xa lạ đối với mọi người. Nguyên nhân là do tinh dầu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Khi ăn cay bị ngứa da đầu, bạn chỉ cần xịt trực tiếp một chút tinh dầu lên đầu, sau đó tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng.
Chỉ sau một thời gian, cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ được cải thiện tốt hơn. Một số tinh dầu mà nhiều người bị dị ứng hay lựa chọn là tinh dầu quế, tinh dầu nha đam, oải hương, trà xanh,…
Sử dụng thực phẩm có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể
Một trong những nguyên nhân gây ngứa da đầu có thể kể đến như nhiệt độc, nóng trong. Chính vì vậy, bạn có thể dùng một số loại trà thảo mộc hay ăn nhiều đồ mát như cà chua, bí ngô, dưa hấu,…giúp thanh nhiệt, giải độc.
Rau xanh là nhóm thực phẩm được nhiều người sử dụng nhất do chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, protein,…Những dưỡng chất này có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của da. Ngoài ra, chúng còn giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp làn da mau phục hồi.
Bên cạnh đó, nước ép hoa quả, nước lọc, trà thảo dược cũng đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Nó giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất có hại cho cơ thể, mát gan, giảm hiện tượng nóng trong. Một số loại trà bạn có thể sử dụng như trà hoa cúc, trà atiso, trà xanh, trà khổ qua,…Đây đều là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Bạn có thể tham khảo: Cách tự làm dầu gội trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu thiên nhiên
Cách phòng tránh ngứa da đầu khi ăn cay
Ngứa da đầu do ăn cay là hiện tượng không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên lại đem đến những triệu chứng khó chịu, thậm chí đem lại sự tự ti cho người bệnh khi đang ở nơi đông người. Do đó, bạn nên trang bị cho mình một số biện pháp để phòng tránh khi gặp tình trạng này. Cụ thể là
- Hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, thay vào đó là bổ sung một số thực phẩm có tính mát, thức ăn thanh đạm, có tính mát và giải nhiệt tốt.
- Ăn nhiều những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E như cam, quýt, bưởi,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít / ngày.
- Vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch hiệu quả.
- Lựa chọn những loại dầu gội có thành phần tự nhiên, phù hợp với da đầu và không gây kích ứng.
- Một số loại tinh dầu như tinh dầu bưởi, tinh dầu oải hương,…bạn có thể tự điều chế hay mua trên thị trường, dùng để xịt massage trên da đầu hàng ngày.
Thực tế cho thấy, hiện tượng ngứa da đầu do ăn cay có thể giảm sau một thời gian ngắn. Thế nhưng, khi áp dụng những cách trên nhưng hiện tượng này không thuyên giảm, không có tiến triển tốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Tại các cơ sở điều trị, bạn sẽ nhận được lời tư vấn tốt nhất, phù hợp với tình trạng của bệnh và giúp bạn có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng ăn cay bị ngứa da đầu. Hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn có thể giúp cho mình hạn chế được tính trạng này.