Rụng tóc nhiều là vấn đề vô cùng phổ biến ở cả nam và nữ, khi mà lượng tóc rụng đi nhiều hơn số lượng tóc mọc hàng ngày. Nếu bạn bị rụng tóc thông thường thì theo thời gian tóc vẫn có thể mọc lại, tuy nhiên rụng tóc do bệnh lý thì bạn cần điều trị dứt điểm để giúp tóc mới mọc lại. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc qua bài viết dưới đây
I. Rụng tóc là gì?
Trung bình mỗi ngày ở người trưởng thành rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Rụng tóc là một quá trình phát triển của tóc, khi mà số tóc rụng đi sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới.
1. Chu kỳ phát triển của tóc
Vòng đời của tóc trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn phát triển(Anagen phase): đây là giai đoạn tăng trưởng của tóc, ở giai đoạn này các tế bào phân chia tóc và đẩy tóc mọc ra ngoài. Thông thường 85 – 90% tóc tồn tại ở giai đoạn này, kéo dài 2-3 năm với nam và 6-8 năm với nữ.
Giai đoạn chuyển đổi(Catagen phase): đây được xem là giai đoạn trung gian, ở giai đoạn này tóc ngừng tăng trưởng và các nang tóc teo lại kéo dài trong khoảng 2-3 tuần, chiếm khoảng 1% tóc ở giai đoạn này.
Giai đoạn thoái triển(Telogen phase): đây là giai đoạn thoái hóa của tóc, chiếm khoảng 9-14% số tóc. ở giai đoạn này, kéo dài 2-3 tháng sau đó tóc sẽ rụng đi.
2. Đối tượng dễ bị rụng tóc?
Những đối tượng sau thường có nguy cơ rụng tóc cao:
- Người cao tuổi.
- Gặp nhiều căng thẳng, stress.
- Trong gia đinh có người bị bệnh hói đầu.
- Những người giảm cân nhanh.
- Mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus da…
3. Rụng tóc nhiều biểu hiện như thế nào?
Rụng tóc nhiều có thể ước tính với số lượng rụng trên 100 sợi mỗi ngày. Ngoài ra bạn còn có thể nhận ra qua những dấu hiệu sau:
- Nhìn thấy tóc rụng ở nhiều nơi trong nhà như phòng ngủ, gối ngủ, bàn trang điểm, hay trong nhà tắm, bồn rửa mặt….
- Tóc rụng nhiều khi chải hay vuốt tóc.
- Đối với các bạn nữ tóc dài sẽ nhận ra tóc mỏng hơn khi sờ vào, hay buộc tóc lên đuôi tóc khi buộc sẽ ngày càng nhỏ hơn.
- Trên vùng đầu để lộ ra nhiều phần da hơn, thậm chí là hói.
II. Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều
1. Rụng tóc nhiều do di truyền
Nguyên nhân phổ biến rụng tóc ở nam giới là di truyền, gây ra hói đầu. nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp một số trường hợp này ở nữ giới. Điều này xảy ra khi bạn thừa hưởng các gene khiến nang tóc teo dần theo thời gian và ngừng phát triển.
2. Căng thẳng và áp lực
Bắt nguồn từ các căng thẳng, áp lực trong cuộc sống gia đình, công việc hay một số nguyên nhân khác như sau khi sinh con hay vừa khỏi bệnh…. là nguyên nhân làm cho tóc của bạn yếu và rụng đi nhiều hơn. Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng xảy ra tạm thời, khi bạn vượt qua được những vấn đề lo lắng, áp lực thì tóc của bạn sẽ phát triển lại bình thường trong vòng 6-9 tháng.
3. Sử dụng các hóa chất lên tóc
Nếu tóc bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất nhuộm, tẩy hay uốn tóc… sẽ khiến cho tóc bạn bị tổn thương và gãy rụng. Một số trường hợp tổn thương nặng sẽ dẫn đến hói vĩnh viễn.
4. Thay đổi nội tiết tố
Một số các rối loạn liên quan đến hormone có thể gây rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn, ví dụ như thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, sinh em bé, mãn kinh hay các vẫn đề về tuyến giáp.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc, vì vậy nếu bạn dùng loại thuốc nào đó mà phát hiện tóc của mình rụng nhiều hơn thì nên tham khảo lại bác sỹ về các loại thuốc đang dùng. Tuy nhiên bạn cũng không nên vì rụng tóc mà tùy tiện bỏ thuốc bạn nên hỏi ý kiến, tư vấn của bác sỹ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
6. Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng tốt cho tóc
Cơ thể của bạn thiếu những dưỡng chất như protein, sắt, kẽm, hay các biotin thì sẽ khiến cho tóc của bạn bị rụng đi rất nhiều. Vì thế bạn nên bổ sung đầu đủ các dưỡng chất để cho tóc mọc trở lại và ngăn ngừa rụng tóc nhé.
7. Điều trị bệnh ung thư
Điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị ở vùng đầu có thể khiến cho tóc của bạn bị rụng trong vài tuần khi bạn điều trị. Trong trường hợp này thường tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc quá trình điều trị một thời gian. Tuy nhiên cũng có một số nguy cơ tóc không thể mọc lại như trước
8. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây rụng tóc như:
- Mắc bệnh vảy nên trên đầu.
- Viêm da đầu.
- Những kiểu buộc tóc quá chặt như thắt bím tóc hay thắt tóc kiểu cornbow có thể gây rụng tóc.
- Cơ thể bị nhiễm một số độc tố như thủy ngân, thallium, asen… hoặc dùng một lượng lớn vitamin A cũng có thể gây rụng tóc.
III. Một số mẹo giúp bạn cải thiện với chứng rụng tóc thông thường
- Massage đầu để kích thích lưu lượng máu truyền đến da đầu và các nang tóc.
- Chải tóc bằng lược thưa.
- Buộc tóc vừa đủ không buộc quá chặt.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, ăn nhiều rau củ và hoa quả tươi.
- Sử dụng dầu gội có chứa thành phần từ thiên nhiên.
Bạn có thể tham khảo thử:
Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân với nguồn gốc từ thảo dược thiên, sự kết hợp từ 13 dược liệu quý như bạch quả, hà thủ ô, bồ kết, núc nác, cỏ mần trầu…
Trong đó:
- Bạch quả, Hà thủ ô giúp tăng cường tuần hoàn máu dưới da đầu, làm chặt chân tóc từ đó dưỡng tóc từ gốc, cung cấp dinh dưỡng cho mầm tóc phát triển và giúp tóc chắc khỏe.
- Bồ kết, Mần trầu, Ngũ sắc, Núc nác và Hoắc hương giúp làm sạch tóc, kiềm dầu và giảm gàu ngứa
- Tinh dầu Vỏ bưởi, Hương nhu, Sả chanh giúp mở nang tóc, kích thích mọc tóc và giảm tiết dầu hiệu quả.
- Dâu tằm, vitamin E và dầu Olive giúp dưỡng ẩm và cung cấp dinh dưỡng cho tóc toàn diện.
Sản phẩm an toàn cho cả phụ nữ mang thai, sau sinh và cả trẻ em. Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân giúp dưỡng tóc từ gốc, phục hồi tóc hư tổn, giảm rụng tóc và hỗ trợ mọc tóc thay thế.
Sản phẩm dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân hiện nay đã được bán tại các nhà thuốc, tạp hóa và các siêu thị trên toàn quốc. Mọi chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline: 1900 5712 55 để được tư vấn và hỗ trợ!
IV. Phương pháp chữa rụng tóc
Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị rụng tóc. Bạn hoàn toàn có thể đảo ngược chứng rụng tóc, hoặc ít nhất là làm chậm quá trình này. Với một số bệnh lý như rụng tóc từng vùng, tóc có thể mọc lại mà không cần điều trị gì trong vòng một năm.
1. Sử dụng thuốc
Minoxidil (biệt dược Rogaine): Đây là một loại thuốc không kê đơn được phê duyệt để điều trị rụng tóc ở cả nam và nữ. Thuốc này ở dạng lỏng hoặc dạng bọt và được bôi lên da đầu hàng ngày. Lúc đầu, thuốc này có thể khiến bạn bị rụng tóc. Tóc mới có thể ngắn và mỏng hơn tóc cũ. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị ít nhất 6 tháng để ngăn rụng tóc và bắt đầu mọc tóc. Người bệnh cần tiếp tục dùng minoxidil để duy trì lợi ích của việc chữa rụng tóc.
Finasteride (tên biệt dược Propecia): Đây là một loại thuốc cần bác sỹ kê đơn, được đùng cho trường hợp rụng tóc ở nam giới. Dạng thuốc là dạng viên nén. Đối với hầu hết nam giới, Finasteride làm chậm quá trình rụng tóc, thậm chí một số còn kích thích mọc tóc mới. Thuốc này có thể không hiệu quả đối với nam giới trên 60 tuổi.
Tùy từng trường hợp có các loại thuốc khác: Đối với nam giới bị rụng tóc, thuốc uống dutasteride là một lựa chọn thích hợp. Đối với phụ nữ bị rụng tóc, thuốc tránh thai và điều trị bằng spironolactone có thể ngăn ngừa rụng tóc.
2. Phẫu thuật cấy tóc
Trong trường hợp bệnh nhân bị rụng tóc vĩnh viễn thường chỉ ảnh hưởng ở đỉnh đầu, kỹ thuật cấy tóc hoặc phẫu thuật chỉnh sửa có thể tận dụng tối đa phần tóc còn lại của bệnh nhân.
Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lấy những mảng da đầu nhỏ (mỗi mảng có một đến vài sợi tóc) từ phía sau đầu hoặc xung quanh đầu của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành cấy tóc vào vùng hói trên đỉnh đầu. Một số bác sĩ khuyên dùng minoxidil để giúp giảm rụng tóc sau khi cấy ghép. Đôi khi bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật mới đạt được kết quả như mong muốn.
Rụng tóc do di truyền vẫn có thể xảy ra ngay cả sau khi cấy tóc. Các kỹ thuật điều trị chứng hói đầu thường rất tốn kém và đau đớn. Rủi ro bao gồm chảy máu và sẹo.
3. Liệu pháp laser
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt liệu pháp laser để điều trị chứng rụng tóc di truyền ở cả nam và nữ. Một số nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng phương pháp này có thể cải thiện mật độ tóc. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để chứng minh tác dụng lâu dài.