Chân tóc đỏ là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý về da đầu. Thông thường, nhiều người thường không để ý đến tình trạng này nếu nó không đi kèm với một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó, việc tìm ra nguyên nhân gây nên những triệu chứng trên là đặc biệt quan trọng để tìm ra cách cải thiện phù hợp.
Mục lục
Nguyên nhân khiến chân tóc bị đỏ?
1. Viêm nang tóc
Đây là bệnh lý đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi thấy chân tóc bị ửng đỏ. Khi đó, nang tóc đã bị nhiễm trùng hay viêm nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, chủ yếu là do tụ cầu tấn công vào những vị trí da đầu bị tổn thương. Ngoài ra, các nang tóc cũng bị kích ứng sau khi sử dụng một số hóa chất tạo kiểu.
Nếu bệnh xuất hiện ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Ngược lại, nếu bệnh chuyển biến xấu, gây rụng tóc nhiều thì bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh để nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Triệu chứng:
- Da đầu có cảm giác rát, nổi mẩn đỏ, sần sùi.
- Bắt đầu xuất hiện gàu, da đầu có những mảng bong tróc.
- Trên da đầu và ở gần phía cổ nổi những mụn nước li ti.
- Tóc bết dính lại với nhau do tiết bã nhờn, bụi bẩn bám vào.
- Ngứa ngáy, khó chịu.
Hậu quả: nếu không được điều trị kịp thời thì da đầu bị nhiễm khuẩn nặng, tóc rụng nhiều hơn, rụng tóc thành từng mảng, xuất hiện mùi hôi khó chịu và hói đầu.
2. Bệnh á sừng
Á sừng thường gặp ở những người thường xuyên thay đổi kiểu tóc, da đầu tiếp xúc với hóa chất từ thuốc duỗi, uốn, nhuộm hay từ chính các loại dầu gội thông thường sử dụng hoặc trong môi trường độc hại ô nhiễm. Bên cạnh đó, di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh nhưng nguyên nhân này thường hiếm gặp.
Á sừng không nguy hiểm đến sức khỏe người mắc nhưng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể như khuôn mặt thậm chí là toàn thân. Do vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng:
- Da đầu xuất hiện nhiều lớp vảy trắng xếp chồng lên nhau thành từng lớp.
- Vảy trắng dễ bong tróc để lộ ra một lớp da non, có màu đỏ, khi cào gãi dễ bị trầy xước.
- Viêm da và gây những cơn ngứa ngáy dữ dội.
- Tóc dễ bị gãy rụng.
3. Bệnh vảy nến
Khi mắc vảy nến, nhiều người cảm thấy lo lắng và tự ti vì căn bệnh này khó điều trị dứt điểm, bệnh hay tái phát và để lại những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng dưới đây bệnh nhân cần đến đến thăm khám bác sĩ da liễu:
- Xuất hiện những lớp vảy có màu trắng bạc trên lớp da khô và đỏ.
- Có dấu hiệu rụng tóc, nóng rát vùng da đầu, ngứa ngáy và đau rát.
- Những vết tổn thương có thể ảnh hưởng đến một phần hay lan sang toàn bộ da đầu. Có trường hợp còn gặp tổn thương ở cổ, mặt khiến người bệnh cảm thấy tự ti thậm chí bị nhiều người xa lánh.
Hậu quả: nếu bệnh chuyển biến nặng, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
4. Bệnh chàm da đầu
Chàm da đầu hay còn được gọi với cái tên khác là eczema xảy ra khi da đầu có hiện tượng giảm tiết bã nhờn. Lúc này, da đầu trở nên khô hơn, sần sùi và dễ bị kích ứng, nhiễm trùng.
Triệu chứng:
- Xuất hiện những mảng đỏ trên da đầu, chúng có ranh giới phân chia rõ ràng.
- Da đầu khô, ngứa ngáy và đóng vảy.
Hậu quả: chàm da đầu là bệnh dễ tái phát khiến những mảng đỏ dày lên theo từng lớp, bề mặt xù xì trở nên thô ráp. Trong một số trường hợp có thể gây nứt nẻ, chảy máu.
5. Bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã còn được biết đến với tên gọi là chàm da mỡ hay viêm da đầu. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men và vi khuẩn kết hợp với lượng dầu nhờn tiết ra từ da đầu. Viêm da tiết bã là bệnh mạn tính, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm nếu không được phát hiện sớm.
Triệu chứng nhận biết:
- Da đầu nổi mẩn, chân tóc đỏ ửng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau rát.
- Da đầu tiết nhiều dầu, bóng nhờn giống như đổ mồ hôi.
- Những vảy nhỏ bong tróc khiến người bệnh nhầm lẫn với gàu.
- Về bản chất, viêm da tiết bã không gây ngứa nhưng nếu da đầu tiết nhiều bã nhờn, mồ hôi sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác ngứa nhẹ. Khi gãi xuất hiện các mảng vàng hay trắng bong ra.
Hậu quả: bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh. Chúng làm cho tóc trở nên khô xơ, gãy rụng nhiều hơn. Đặc biệt là vào mùa hè khi lượng dầu nhờn bài tiết quá nhiều cùng với hoạt động của vi nấm càng khiến người bệnh cảm thất khó chịu. Nếu thường xuyên gãi và cào mạnh da đầu sẽ bị tổn thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
6. Nấm da đầu
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng mà nguyên nhân gây bệnh là do sự tấn công của nấm sợi vào cấu trúc tóc. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau và gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh có thể diễn biến nhanh hơn nếu gặp những yếu tố thuận lợi như người bệnh thường xuyên không vệ sinh da đầu, đi ngủ khi tóc còn ướt hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm nấm.
Triệu chứng:
- Da đầu xuất hiện nốt sần đỏ kéo theo chân tóc ửng đỏ.
- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hơn khi da đầu đổ nhiều mồ hôi hay thời tiết nóng ẩm.
Hậu quả: bệnh có thể lây lan sang những vị trí khác trên cơ thể như mặt, gáy. Phần da đầu mưng mủ, sưng đỏ. Nếu không được chữa trị thì sau khoảng 20 – 30 ngày bệnh nhân sẽ xuất hiện rụng tóc từng mảng.
Xem thêm: Ăn chay liệu có phải là nguyên nhân gây rụng tóc.
Biện pháp cải thiện tình trạng chân tóc bị đỏ
Để cải thiện hiệu quả tình trạng chân tóc bị đỏ, trước hết bệnh nhân cần điều trị dứt điểm những bệnh lý đang mắc phải đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng như các mẹo dân gian để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này. Một số phương pháp mà bệnh nhân hay sử dụng như:
1. Dùng thuốc Tây y
Khi đến bác sĩ da liễu, người bệnh sẽ được thăm khám và chỉ định dùng thuốc Tây y để kiểm soát bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc sau:
- Nhóm thuốc corticoid dạng uống hay dạng bôi.
- Thuốc tác dụng tại chỗ để điều trị bong tróc trên da đầu: acid lactic, acid salicylic,…
- Kháng sinh nếu có nhiễm trùng.
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng, cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn ngủ, kích ứng dạ dày, khô miệng, khô mắt,…đặc biệt là nhóm thuốc corticoid.
2. Mẹo cải thiện tình trạng chân tóc bị đỏ ngay tại nhà
Ngoài việc điều trị bằng Tây y, nhiều người còn tìm đến những mẹo dân gian để khắc phục tình trạng chân tóc đỏ. Phương pháp này khá an toàn, lành tính do sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Một số nguyên liệu thường sử dụng như:
- Trà xanh: do có đặc tính chống viêm nên có thể sử dụng nước trà xanh để gội đầu hay dùng nước trà đặc thoa lên vùng da đầu bị tổn thương.
- Hương nhu, bồ kết: dùng 2 nguyên liệu này để nấu nước gội đầu giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chân tóc đỏ.
- Tỏi: giã nát và dùng chiếc tăm bông thấm phần nước cốt lên chân tóc bị đỏ.
Ngoài ra, với những người bận rộn với công việc, không có thời gian nấu nước gội đầu thì có thể sử dụng dầu gội dược liệu Nguyên Xuân. Sản phẩm được sản xuất từ công ty dược phẩm Hoa Linh – đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Nguyên Xuân là sự kết hợp giữa các thành phần như hà thủ ô, bạch quả, cỏ mần trầu,….có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên có thể cải thiện hiệu quả tình trạng chân tóc bị đỏ hiệu quả.
Như vậy, chân tóc bị đỏ là triệu chứng của rất nhiều bệnh da liễu khác nhau. Do vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: Các bài thuốc Đông y chữa rụng tóc.