Không chỉ đơn giản là làn da, mái tóc cũng là yếu tố quyết định rất nhiều vẻ đẹp hài hòa trên gương mặt và tạo nên thần thái riêng của mỗi người. Tuy nhiên, mái tóc cũng khiến chúng ta gặp khá nhiều phiền phức bởi chúng thường rụng quá nhiều do nang tóc đã chết. Vậy nang tóc chết có phục hồi được không? Phải chăng sai lầm trong quá trình chăm sóc tóc có thể khiến nang tóc bị ? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp lần lượt ở bài viết này.
Mục lục
Nang tóc chết có phục hồi được không?
Đầu tiên, cần khẳng định nang tóc chết không thể phục hồi. Mỗi người có khoảng 100.000 nang tóc có thể nhiều hơn hay ít hơn nhưng con số này là cố định, không thay đổi trong suốt cuộc đời. Do vậy, khi chết đi chúng sẽ không thể mọc lại được. Tóc rụng càng nhiều, thời gian càng lâu đồng nghĩa với việc nang tóc ngày đang dần teo lại, khả năng phục hồi tóc càng giảm.
Dựa vào vị trí da đầu có tóc rụng bạn có thể nhận biết tình trạng tóc của mình còn khả năng phục hồi hay không. Nếu vị trí đó còn tóc thì nang tóc vẫn còn hoạt động, dù yếu nhưng vẫn có khả năng phục hồi.
Ngược lại, nếu vùng da đầu đó đã nhẵn bóng là dấu hiệu báo hiệu nang tóc đã chết, không còn khả năng phục hồi.
Biểu hiện của nang tóc chết
Để nhận biết tình trạng nang tóc chết, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Số lượng tóc rụng nhiều bất thường, trên 100 sợi / ngày và diễn ra thường xuyên. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn làm mất tính thẩm mỹ.
- Tóc rụng trong giai đoạn tóc sinh trưởng là dấu hiệu cảnh báo nang tóc chết. Nếu tình trạng rụng tóc càng lâu thì khả năng phục hồi cũng giảm đi rõ rệt. Khi nang tóc chết thì phần da đầu đó trở nên nhẵn bóng đồng thời không có khả năng tóc mọc lại.
Như vậy, nếu muốn biết nang tóc như thế nào bạn có thể quan sát vị trí da đầu có tóc rụng. Nếu ở vị trí đó vẫn còn tóc mọc, dù ít hay nhiều thì khả năng cao nang tóc đó chỉ bị teo và có thể phục hồi. Ngược lại, nếu da đầu đó nhẵn bóng không còn sợi tóc nào mọc lên thì nang tóc đó có nguy cơ chết rất cao.
Tham khảo: Rụng tóc di truyền có chữa được không?
Những sai lầm trong cách chăm sóc khiến nang tóc chết vĩnh viễn
1. Chỉ chăm sóc tóc bên ngoài
Khi có bất kỳ vấn đề nào về tóc, đặc biệt là rụng tóc nhiều người chỉ quanh quẩn với việc chăm sóc tóc từ bên ngoài bằng việc bôi tinh dầu ủ tóc, thay đổi dầu gội,…Thế nhưng, sau nhiều lần thay đổi các thương hiệu dầu gội mà tình trạng tóc vẫn rụng nhiều, không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Lúc đó, nhiều người mới nhận ra tinh dầu hay dầu gội chỉ có tác dụng đến thân tóc “phần chết” giúp tóc trở nên bóng mượt hơn nhưng nếu tóc phục hồi trở lại thì thường là ”bất khả thi”.
Trong khi đó, phần “sống” của sợi tóc nằm ở phần nang tóc (chân tóc) nằm sâu bên trong da đầu. Nang tóc chứa các tế bào mầm tóc, đây mới chính là yếu tố giúp các sợi tóc “nảy mầm” phát triển thành những sợi tóc chắc khỏe. Do vậy, nếu muốn tóc phục hồi lại thì cần đặc biệt chăm sóc tế bào mầm tóc bởi sẽ quyết định tóc có mọc lên được không, mọc khỏe mạnh hay yếu, ngắn hay dài, nhanh hay chậm,…
2. Tất cả các loại tóc đều dùng chung một cách chăm sóc
Nhiều người có suy nghĩ rằng “tóc nào mà chẳng là tóc” nên thường dùng chung các sản phẩm chăm sóc, hay thường truyền tai nhau những sản phẩm chăm sóc tóc mà không biết rằng sản phẩm này dùng tốt cho người này nhưng không chắc chắn phù hợp với người kia. Hơn nữa lại dùng chung cho cả nam và nữ, điều này là không nên. Do hệ thần kinh nội tiết kiểm soát quá trình mọc tóc ở 2 giới là khác nhau. Ngoài ra, nguyên nhân khiến tế bào mầm tóc bị suy yếu, nang tóc chết ở 2 giới là hoàn toàn khác nhau.
Do vậy, khi gặp những vấn đề về tóc bạn cần chọn những sản phẩm phù hợp với chất tóc, da đầu của mình để tác động trực tiếp vào nguyên nhân khiến nang tóc chết.
3. Phát hiện và cải thiện tình trạng rụng tóc quá muộn
Ở người trưởng thành, mỗi người sẽ rụng từ 40 – 100 sợi / người (rụng tóc sinh lý). Nếu số lượng tóc rụng nhiều hơn thì đây là tình trạng rụng tóc bệnh lý.
Một số đối tượng cần đặc biệt chú ý đến tình trạng này như người làm việc trí óc, thường xuyên chịu áp lực căng thẳng, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh,…Mái tóc chắc khỏe, suôn mượt sẽ là điểm nhấn thu hút đối phương mang lại sự trẻ trung, năng động giúp bạn tự tin thoải mái hơn khi làm việc và giao tiếp với người khác.
Phát hiện và cải thiện tình trạng rụng tóc kịp thời thì khả năng lấy lại mái tóc chắc khỏe, dày đẹp sẽ càng cao. Ngược lại, nếu thời gian chữa trị muộn thì nguy cơ hói đầu sẽ xảy ra rất cao, nang tóc dần chết đi, tế bào mầm tóc cũng dần không còn và tóc sẽ “một đi không trở lại”.
4. Vội vàng trong quá trình điều trị
Khi thấy các dấu hiệu của rụng tóc, nhiều người thường chủ quan không có biện pháp cải thiện. Cho đến khi tóc rụng nhiều dẫn đến hói đầu thì lại hoảng loạn đi tìm ngay giải pháp với mong muốn tóc hết rụng và nhanh chóng mọc lại. Tuy nhiên, để tóc có thể mọc lại thì đòi hỏi sự kiên trì, tóc mọc lại sau vài ba ngày hay vài tuần là điều không thể.
Theo các nghiên cứu, 6 tháng là thời gian để tóc có thể phục hồi một cách tối đa và để cảm nhận được các dấu hiệu tóc mọc mới trên da đầu thì cần ít nhất 8 tuần.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp với lối sống tích cực, chế độ ăn hợp lý khoa học để các biện pháp trị rụng tóc đạt kết quả tốt nhất.
Cách chăm sóc tóc thoát khỏi tình trạng nang tóc chết hiệu quả
1. Hạn chế tác động của các hóa chất, thiết bị tạo nhiệt
Khi thấy những sợi tóc bắt đầu rụng, nang tóc bắt đầu yếu dần thì cách tốt nhất là tạm hoãn những ảnh hưởng xấu lên như tạo kiểu, uốn nhuộm hay đơn giản là dùng máy sấy ở nhiệt độ cao,…Hạn chế việc thay đổi kiểu tóc trong thời gian ngắn, khoảng cách giữa 2 lần tạo kiểu tối thiểu là 3 tháng để tóc có thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như hóa mỹ phẩm cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác cùng các thành phần tạo nên sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái khiến cho nang tóc bị tổn thương nhiều hơn.
2. Gội đầu đúng cách
Nhiều người nghĩ rằng gội đầu là công đoạn ai cũng biết, đơn giản chỉ là thực hiện thao tóc làm tóc ướt, xoa dầu gội lên tóc và gãi cho sạch gàu và xả lại với nước là xong. Tuy nhiên, khi gội đầu nhiều người vô tình có những thói quen không tốt khiến tóc gãy rụng nhiều hơn và nang tóc dần chết đi. Do vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh gội đầu bằng nước nóng, do nước nóng sẽ khiến mái tóc trở nên xơ rối và khô hơn.
- Không thoa trực tiếp dầu gội lên da đầu mà cần tạo bọt trước đó.
- Không chải tóc khi còn ướt bởi khi đó chân tóc yếu nhất, dễ gãy rụng nhất.
3. Massage da đầu hàng ngày
Massage da đầu hàng ngày là việc làm giúp chăm sóc tóc tuyệt vời dành cho mái tóc. Massage giúp tăng tuần hoàn, tăng lưu thông máu dưới da đầu tốt nhất. Nhờ vậy, các dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc tóc thẩm thấu nhanh vào nang tóc giúp chăm sóc tóc một cách toàn diện, cải thiện tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, trong thời gian massage bạn có thể nghe một bản nhạc yêu thích giúp tinh thần thư giãn, thoải mái. Đồng thời kết hợp cùng những động tác hít thở nhịp nhàng.
“Cái răng cái tóc là góc con người” do vậy mà việc chăm sóc tóc quan trọng không kém gì việc chăm sóc làn da. Khi thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc rụng tóc tại nhà nhưng không thấy cải thiện thì cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, tránh tình trạng rụng tóc lâu năm dẫn đến nang tóc chết không thể phục hồi. Khi tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc sẽ giúp bác sĩ có những phương pháp khắc phục phù hợp với bạn.
Tham khảo: Rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì?