Đa phần mọi người thường nghe nói đến chân tóc, thân tóc còn khái niệm “tế bào mầm tóc” dường như còn khá mới. Ngày nay, với sự tiến bộ của nền y học khi nghiên cứu về cấu trúc của tóc thì phát hiện tế bào mầm tóc mở ra hy vọng cho hàng ngàn người đang đối mặt với nguy cơ rụng tóc hói đầu. Vậy tế bào mầm tóc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Mục lục
Tế bào mầm tóc là gì?
Mỗi sợi tóc được cấu tạo từ 2 thành phần chính là thân tóc và nang tóc. Trong đó, thân tóc là phần nhú lên khỏi da đầu và nang tóc là vị trí sợi tóc mới mọc lên thay thế cho sợi tóc trước đó rụng đi theo chu kỳ phát triển của nó.
Theo các nghiên cứu mới nhất về tóc đã khẳng định nang tóc chứa các tế bào mầm tóc ẩn sâu bên trong da đầu được ví như “hạt mầm” giúp hình thành và phát triển một sợi tóc. Sau một thời gian được nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, chúng sẽ biệt hóa trở thành sợi tóc hoàn chỉnh nhất.
Quá trình mọc tóc chịu sự điều khiển của hệ thần kinh nội tiết, chúng truyền tín hiệu đồng thời huy động di chuyển một lượng tế bào mầm tóc vừa đủ xuống nhú bì. Tại đây, tế bào mầm tóc sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng để phát triển thành sợi tóc với đầy đủ các bộ phận như tủy, bao trong (chính là các sợi protein) và bao ngoài (lớp keratin xếp chồng lên nhau tạo thành hình vảy cá) cùng một số cấu trúc khác của sợi tóc.
Tham khảo: Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chân tóc bị đau.
Chu kỳ phát triển của tóc
Vòng đời của tóc trải qua 3 giai đoạn khác nhau:
1. Giai đoạn tăng trưởng (anagen)
Tế bào mầm tóc lần lượt di chuyển xuống nhú bì, sau đó biệt hóa trở thành sợi tóc và nhú dần ra khỏi da đầu. 2 – 6 năm là thời gian mà chu kỳ này diễn ra (thông thường giai đoạn anagen của nữ thường lâu hơn ở nam). Giai đoạn tăng trưởng quyết định 85 – 95% số sợi tóc trên đầu.
2. Giai đoạn ngừng tăng trưởng (catagen)
Ở giai đoạn này, tóc không mọc dài hơn nữa do tóc đã phát triển tối đa ở giai đoạn trước. Sau đó, tế bào mầm tóc dần teo lại (khoảng 1/6 đường kính so với bình thường) và tách ra khỏi nhú bì. Giai đoạn catagen mất khoảng 2 – 3 tuần. 1 – 2% số sợi tóc trên đầu là trong giai đoạn ngừng tăng trưởng.
3. Giai đoạn nghỉ (telogen)
Đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ phát triển, tóc dần bị đẩy ra khỏi da đầu. Nhú bì tiếp nhận những tế bào mầm tóc mới để chuẩn bị cho vòng đời tiếp theo của sợi tóc mới. Giai đoạn này thường mất khoảng 3 tháng. 5 – 10% số tóc trên đầu nằm trong giai đoạn này.
Các yếu tố làm suy yếu tế bào mầm tóc
Khi nghiên cứu về quá trình mọc và rụng tóc, các chuyên gia tóc nhận thấy rằng ở nam và nữ có sự khác biệt về những yếu tố tác động khiến tế bào mầm tóc bị suy yếu.
1. Đối với nam giới
Rối loạn nội tiết tố nam
Khi nồng độ hormone testosterone thay đổi (tăng hay giảm) dẫn đến tế bào mầm tóc bị suy yếu, nang tóc bị teo lại khiến những sợi tóc trở nên mỏng manh. Lâu dần sẽ dẫn đến rụng tóc, hói đầu.
Căng thẳng, lo lắng do phải chịu áp lực từ công việc và gia đình.
Di truyền: theo số liệu thống kê, 95% nam giới bị rụng tóc, hói đầu do tế bào mầm tóc bị suy yếu nếu trong gia đình họ có bố và/ hoặc mẹ bị rụng tóc hói đầu.
Ảnh hưởng từ lối sống không khoa học: uống rượu bia, hút thuốc lá,…là những “kẻ thù” khiến tế bào mầm tóc ở nam giới bị suy yếu.
2. Đối với nữ giới
Do rối loạn nội tiết nữ
Phụ nữ trong chu kỳ “đèn đỏ”, giai đoạn mang thai và cho con bú, thời kỳ mãn kinh hay tiền mãn kinh,…thường có sự thay đổi về nội tiết tố thậm chí dẫn đến rối loạn. Đây là thời điểm mà tế bào mầm tóc dễ bị suy yếu nhất do không được điều tiết để đáp ứng chu kỳ phát triển mới.
Dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố có tác động không nhỏ đối với tế bào mầm tóc. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến mầm tóc kém phát triển, nguy hiểm hơn là dần teo nhỏ lại.
Gặp các vấn đề về tâm lý
Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi,…là những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tế bào mầm tóc.
Lạm dụng hóa chất, làm đẹp
Thay đổi kiểu tóc đang là xu hướng làm đẹp phổ biến hiện nay bởi chúng khiến cho các chị em cảm thấy tự tin hơn. Nhưng lạm dụng hóa chất có trong thuốc nhuộm, uốn, ép, duỗi,…có thể khiến tế bào mầm tóc bị suy yếu. Ngoài ra, việc sử dụng dầu gội, dầu xả không phù hợp cũng khiến mầm tóc bị ảnh hưởng.
Mắc bệnh da dầu
Viêm nhiễm da đầu, vảy nến, á sừng,…là những bệnh da liễu khiến tế bào mầm tóc bị ảnh hưởng.
Như vậy, khi các tế bào mầm tóc bị suy yếu cũng đồng nghĩa với chu kỳ phát triển của tóc chấm dứt sớm, tóc rụng nhiều. Tóc con khó mọc lên, không mọc hay nếu có mọc lên cũng rất yếu, sợi tóc mỏng manh và dễ dàng rụng trở lại. Nhưng ngược lại, nếu mầm tóc được bảo vệ khỏe mạnh thì sẽ “sống” trên da đầu đủ 6 năm đến khi hết chu kỳ.
Cách chăm sóc tế bào mầm tóc tốt nhất
Như đã nói ở trên, tế bào mầm tóc chính là “sự sống” của sợi tóc. Do vậy, để tránh cho tế bào này bị suy yếu hay tổn thương bạn cần có những biện pháp chăm sóc cần thiết. Cụ thể là:
Bổ sung các chất dinh dưỡng
Tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều cần được nuôi dưỡng bởi đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (acid pantothenic) là 2 loại vitamin cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của tóc. Chúng giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc chắc khỏe hơn, khỏe mạnh hơn và hạn chế tình trạng gãy rụng hiệu quả.
Do đó, bạn nên bổ sung 2 loại vitamin kể trên để giúp tóc mọc đều hơn, chắc khỏe và giảm tình trạng gãy rụng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm một số thực phẩm sau:
- Rau xanh: bí đao, cải xanh, cà rốt, bạc hà xanh,…là những thực phẩm đặc biệt tốt cho tế bào mầm tóc và cả làn da.
- Hoa quả: tương tự như rau xanh, hoa quả cũng là nguồn cung cấp các loại vitamin tốt cho tế bào mầm tóc, giúp cho các nang tóc được phục hồi từ sâu bên trong. Do vậy, hãy bổ sung một số hoa quả như dưa hấu, cam, quýt,…vào thực đơn của bạn ngay nhé.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: hàm lượng lớn sắt, kẽm, vitamin H cùng các loại protein khác nhau trong sữa giúp tế bào mầm tóc được nuôi dưỡng tốt nhất. Tăng cường bổ sung thực phẩm này giúp mái tóc thêm khỏe mạnh và nhanh mọc dài hơn rất nhiều.
Tăng cường tuần hoàn máu
Nang tóc được cấu tạo từ các mạch máu nhỏ li ti nằm dưới da đầu. Do vậy, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu cũng là biện pháp giúp nuôi dưỡng nang tóc, tế bào mầm tóc tốt hơn. Có thể thực hiện massage da đầu giúp máu lưu thông từ đó các dưỡng chất được vận chuyển đến các tế bào mầm tóc tối đa, giúp chúng phát triển khỏe mạnh đồng thời hạn chế tình trạng rụng tóc hiệu quả.
Sử dụng dầu gội giúp chăm sóc tóc
Việc sử dụng dầu gội phù hợp cũng là một biện pháp giúp các tế bào mầm tóc trở nên khỏe mạnh hơn. Một trong số những sản phẩm được nhiều người tin dùng là dầu gội dược liệu Nguyên Xuân.
Các thành phần trong Nguyên Xuân được chiết xuất từ các vị dược liệu cổ truyền kết hợp cùng một số thành phần khác như vitamin E, dầu Olive giúp nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn, chăm sóc mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh hơn.
Đặc biệt, với chiết xuất hà thủ ô cùng bạch quả tăng cường tuần hoàn máu dưới da đầu, nhờ vậy mà cải thiện hiệu quả một số vấn đề của tóc như gãy rụng, gàu, ngứa và tình trạng khô xơ chẻ ngọn,…
Hơn nữa, hương thơm nhẹ nhàng tự nhiên từ dược liệu đem lại sự sảng khoái cả ngày dài.
Một số biện pháp khác
Bên cạnh những cách làm trên, bạn cũng cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau để giúp tế bào mầm tóc luôn khỏe mạnh:
- Hạn chế để tóc và da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì nó sẽ khiến tế bào mầm tóc của bạn dần yếu đi.
- Tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích do đây là những chất độc hại sẽ khiến cho tế bào mầm tóc bị tổn thương.
- Giảm áp lực lên từng sợi tóc bằng cách không buộc tóc quá chặt, tránh lạm dụng hóa chất hay thiết bị tạo kiểu như duỗi, uốn hay nhuộm.
- Một số thuốc có tác dụng phụ là rụng tóc, tế bào mầm tóc bị suy yếu. Do vậy, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách dụng để hạn chế tối đa những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ bạn đọc sẽ có thêm sự hiểu biết về tế bào mầm tóc. Từ đó áp dụng đúng những biện pháp chăm sóc mầm tóc một cách tốt nhất. Hãy chăm sóc và bảo vệ mái tóc của bạn từ sâu bên trong để tóc luôn chắc khỏe và dày dặn nhé.