Gội đầu là công việc đơn giản hằng ngày nhưng vô cùng quan trong giúp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta. Với bà bầu, việc lựa chọn tư thế gội đầu cần thiết hơn bao giờ hết bởi nó còn giúp giảm thiểu những tác động không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé, giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu. Dưới đây là một số chia sẻ về tư thế gội đầu an toàn và thoải mái cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo nhé.
Mục lục
1. Tư thế gội đầu ảnh hưởng như nào đến bà bầu?
Khi mang thai, nhất là những tháng giữa – cuối thai kì, cơ thể người mẹ thay đổi, bất cứ tư thế nào trong sinh hoạt cũng có thể tác động ít, nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt là tư thế gội đầu, mẹ bầu có thể gặp một số rắc rối như: đau lưng, mỏi cổ, gập bụng khiến tử cung bị chèn ép, phù chân, tê chân… ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi thai nhi lớn, mẹ bầu cúi lâu có thể hoa mắt, chóng mặt dẫn tới tai nạn té ngã gây áp lực lên tử cung, chèn mạnh và làm bóc tách nhau thai ra ngoài tử cung, thậm chí có thể gây vỡ tử cung. Chính vì vậy, tư thế gội đầu cho bà bầu là vô cùng quan trọng, nếu không cẩn thận, sai tư thế có thể tiềm ẩn nguy hiểm cho mẹ bầu. Vậy, đâu là tư thế gội đầu cho bà bầu an toàn mà thoải mái nhất?
2. Tư thế gội đầu cho bà bầu thoải mái, an toàn
Như chia sẻ ở trên, tư thế gội đầu cho bà bầu vô cùng quan trọng. Mẹ bầu hãy chọn cho mình những tư thế gội đầu thuận tiện, thoải mái, phù hợp với cơ thể mà vẫn đảm bảo an toàn như:
2.1. Tư thế ngồi
Tư thế ngồi gội đầu ngồi dành cho bà bầu có vẻ lạ và khó hiểu. Trên thực tế, bà bầu có thể hoàn toàn sử dụng mà không cần phải ra tiện. Ngày nay, công nghệ hiện đại đã sáng tạo chiếc ghế “chậu gội đầu thông minh” có thể gắn vào lưng bằng đai cố định giúp bà bầu có thể gội đầu khi ngồi ghế thật thoải mái, thư thái cùng sự trợ giúp của người thân.
Ưu điểm của tư thế gội đầu ngồi:
- Không cần đứng mỏi chân.
- Không cần cúi gập bụng.
- Không đau lưng.
- Tiết kiệm chi phí
- Chồng có thể bày tỏ tình cảm giúp đỡ bà bầu.
Nhược điểm:
Dù tư thế ngồi gội đầu này mang lại an toàn tuyệt đối cho bà bầu ở hầu hết các giai đoạn mang thai nhưng để sử dụng cách này, bà bầu cần sự hỗ trợ từ người thân.
2.2. Tư thế đứng thẳng gội đầu
Tư thế đứng thẳng gội đầu cũng khá an toàn cho bà bầu. Đây là tư thế tắm gội mà bà bầu dễ thực hiện nhất trong các tháng của thai kì. Bà bầu chỉ cần đứng thẳng, dùng vòi sen xả nước, gội đầu như khi tắm, cần thận không để dầu gội dính vào mắt khi gội ở tư thế này.
Ưu điểm của tư thế gôi đầu đứng thẳng:
- Tư thế gội đầu này có thể tự thực hiện một mình không cần trợ giúp của người thân.
- Tư thế này dễ thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kì.
- Tư thế này rất tiện lợi cho bà bầu có mái tóc ngắn.
Nhược điểm:
- Với tư thế gội đầu đứng, bà bầu sẽ bị ướt hết người. Vì vậy, gội đầu càng lâu thì nguy cơ mẹ bầu cảm lạnh càng cao, sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
- Tư thế gội đầu đứng không phù hợp với mẹ bầu có mái tóc dài bởi tóc bết lại phía sau khiến mẹ gặp khó khăn khi tắm và làm sạch tóc.
- Tư thế gội đầu cho bà bầu này cũng tiềm ẩn rủi ro như sàn trơn trượt làm mẹ dễ bị ngã. Những cú ngã gây ra va chạm mạnh, đặc biệt là ngã sấp sẽ khiến mẹ có nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2.3. Tư thế nằm ngửa gội đầu
Tư thế nằm ngửa là tư thế nằm thoải mái khi gội đầu ở tiệm. Giờ đây, xã hội hiện đại, bà bầu có thể dễ dàng tìm thấy công cụ thông minh như ghế gội đầu cho bà bầu, chậu gội đầu để các mẹ có thể gội đầu ở nhà, tiện lợi như ở ngoài tiệm. Với tư thế này, mẹ sẽ cần người giúp đỡ tại nhà hoặc có thể ra tiệm.
Ưu điểm của tư thế gội đầu nằm ngửa:
- Bà bầu gội đầu với tư thế nằm ngửa giúp giảm áp lực cho chân
- Giảm áp lực cho cột sống, tránh đau lưng, mỏi chân.
- Tránh gập bụng, đau bụng
- Tiết kiệm chi phí gội đầu hơn ra ngoài tiệm.
Nhược điểm:
Tương tự như khi dùng chậu gội đầu thông minh, bà bầu không thể tự gội cho mình mà cần có sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân trong gia đình.
2.4. Tư thế cúi người gội đầu
Tư thế cúi người gội đầu ở bà bầu là tư thế rất thích hợp và dễ được sử dụng gội đầu một mình. Với những giai đoạn từ giữa đến cuối thai kì, khi bụng to thì tư thế này có vẻ không còn thích hợp với bà bầu. Chính vì vậy, bà bầu nên lựa chọn tư thế gội đầu với từng giai đoạn của thai kì nhé.
Với tư thế cúi người gội đầu, bà bầu nên sử dụng bồn rửa mặt để gội hoặc gội đầu dưới vòi nước chảy là tư thế thích hợp. Tư thế này có thể thực hiện dễ dàng nếu mẹ đang ở trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bởi lúc này bụng còn nhỏ, việc gập người không gây khó khăn.
Nhược điểm:
- Khi bụng to, cúi gội đầu khó khăn khiến mẹ bầu dễ đau bụng.
- Đứng lâu gội đầu có thể khiến mẹ bầu tê chân, đau lưng, ảnh hưởng đến em bé.
3. Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi gội đầu
Song song với việc chú ý các tư thế gội đầu trên thì mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và thai nhi khi gội đầu:
3.1. Thời điểm gội đầu
Thời điểm mang bầu, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm, cơ thể của mẹ cũng vô cùng nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ nên cơ thể dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý một số thời điểm gội đầu sau đây để tránh nhiễm bệnh:
- Không nên gội đầu khi đang đói hoặc vừa ăn no xong.
- Tránh gội đầu vào đêm khuya hoặc quá muộn.
- Không nên gội đầu lúc sáng sớm.
- Không gội đầu khi vừa hoạt động xong quá nóng, quá nhiều mồ hôi.
- Không gội đầu khi cơ thể mỏi mệt, yếu người hoặc đang bị sốt, cảm.
3.2. Số lần gội đầu
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên là điều nên làm, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu trong thai kỳ, không bị bệnh da liễu hoặc nhiễm trùng, vi khuẩn. Tuy nhiên, tuỳ vào tình trạng sức khỏe để cân nhắc số lần gội đầu. Trường hợp bà bầu thấy cơ thể khỏe mạnh thì gội đầu thường xuyên hơn, nếu bị ốm, đau đầu, thời tiết lạnh thì có thể gội đầu ít hơn.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên chọn tư thế gội đầu phù hợp trong từng giai đoạn thai kì. Nếu giai đoạn đầu thai kì, bụng còn nhỏ thì bà bầu có thể tự gội đầu bằng cách cúi, đứng hoặc ngồi. Tuy nhiên, từ tháng thứ 5 trở đi thì bà bầu nên nhờ sự giúp đỡ của người thân hoặc cân nhắc ra tiệm gội đầu để đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và bé.
Việc gội đầu thường xuyên có thể không cần thiết nhưng đôi khi giúp cơ thể mẹ thoải mái và thư giãn hơn. Chính vì vậy, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ mà mẹ bầu lựa chọn tư thế gội đầu, thói quen gội đầu cho phù hợp nhé.
3.3. Dầu gội đầu
Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu rất nhạy cảm vì vậy bà bầu cần tránh tiếp xúc với những loại hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sử dụng một số hoá chất ngoài da vẫn có khả năng bị hấp thụ qua da đầu, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên sử dụng những sản phẩm dầu gội đầu dầu xả chiết xuất từ thiên nhiên, organic. Đây là những sản phẩm thân thiện, an toàn, có mùi hương tự nhiên, giúp cân bằng độ pH trên tóc, mang đến cho chị em một mái tóc bồng bềnh, suôn mượt .
3.4. Nhiệt độ nước gội đầu vừa phải
Bà bầu nên sử dụng nước mát hoặc ấm vừa phải khi gội đầu. Bởi gội đầu bằng nước nóng dễ làm tóc xơ, rối, ảnh hưởng đến da đầu. Bên cạnh đó, nếu sử dụng nước quá lạnh để gội đầu dễ cảm lạnh. Vì thế, bà bầu nên dùng nước gội đầu nhiệt độ vừa phải. Trong quá trình gội đầu nên dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng giúp thư giãn tinh thần.
3.5. Sấy tóc
Sau khi gội đầu xong, bà bầu nên sấy tóc càng nhanh càng tốt để tránh nhiễm lạnh, cảm cúm, không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tùy theo nhiệt độ thời tiết, cơ thể mà bà bầu có thể sấy ở nhiệt độ vừa phải hoặc sấy lạnh. Nên sấy cách tóc ít nhất 15 cm và không sấy một chỗ quá 3 giây. Đồng thời dùng tay để vẩy tóc liên tục để hạn chế tóc khô và hư tổn.
4. Kết luận
Những tư thế gội đầu cho bà bầu được chúng tôi giới thiệu trên đây chắc hẳn đã giúp các mẹ bầu giải quyết tình trạng ngứa ngáy da đầu, giúp các mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi gội đầu rồi. Chúc mẹ bầu và em bé luôn được khỏe mạnh, bình an trong suốt thai kỳ, mẹ tròn con vuông.